Multimedia Đọc Báo in

Bạn có biết?

Loài côn trùng tự vệ

08:02, 18/04/2010

Côn trùng là những loài vật rất nhỏ bé, nhưng những con vật lớn hơn nhiều khi cũng không dám ỷ mạnh “bắt nạt” chúng, bởi vì côn trùng có những “vũ khí” rất lợi hại.

+Lông độc tự vệ:
Sâu róm, bọ nẹt có một lớp lông tự vệ. Khi gặp kẻ thù, chúng dừng lại, xù lông lên. Kẻ thù chạm vào chúng, lập tức các lông này cắm vào da và sẽ bị nhiễm độc. Chỗ bị nhiễm độc, loại thì rất ngứa, loại rát bỏng, có khi bị bỏng nặng.
+Gai nhọn tự vệ:
Muồm muỗm gai, ve sầu bướm, bọ xít gai, kiến móc câu, rồi quả ké có những gai nhọn tiết nọc độc trên ngực. Nhiều loài bọ xít gai còn có gai sắc nhọn hai bên hông. Kiến móc câu còn có thêm loại gai nhọn hiểm hóc giống lưỡi câu chùm ở trên ngực. Nhiều loại chim ăn sâu bọ, côn trùng đã bị loại gai này đâm vào mép, vào lưỡi, vào cuống họng làm đau. Nhờ gai này mà bọn sâu có gai bị các loài chim ăn sâu bọ “chê” không thèm ăn.
+Đầu có sừng để tự vệ:
Những con bọ hung đực, loài bọ sừng tê giác, bọ mỏ kìm có sừng ở trên đầu trông rất dữ tợn. Những con đực của loại bọ này đôi khi dùng sừng húc nhau rất ác liệt. Khi gặp kẻ thù, bọ có sừng gò mình lại, chĩa sừng về phía kẻ thù, sẵn sàng chiến đấu. Thường sừng của chúng còn có chất độc nên càng lợi hại.
+Đôi hàm khỏe để tự vệ:
Loài kiến, mối, bọ ngà đực có bộ hàm tự vệ rất khỏe. Hàm bọ ngà đực nhọn và dài có hình gạc nai, nhờ đôi hàm này, bọ ngà đực thường chủ động tấn công kẻ thù. Đôi hàm sắc này có thể làm thủng da tay ta, gây bị thương chảy máu và nhiễm trùng. Bọ ngà đực rất dữ khi bảo vệ bò ngà cái.
Còn loài kiến chày thì hàm trên giống như một lưỡi kiếm có móc câu. Khi chống trả kẻ thù, kiến chày dùng hàm móc chặt vào kẻ thù, làm rách da đối phương rồi cong bụng lên, đưa nọc độc tiêm vào vết thương làm kẻ thù đau buốt.

Lê Hồng Bảo Anh (st)


Ý kiến bạn đọc