Multimedia Đọc Báo in

Hát Quốc ca: Việc cần làm ngay!

14:24, 09/04/2010

Trong buổi lễ ra quân chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản ở một xã vùng 3 của huyện Krông Bông có phần nghi thức chào cờ. Người điều hành buổi lễ là một cán bộ của xã đã căn dặn các đại biểu và bà con tham dự cùng hát Quốc ca theo hiệu lệnh của ông.

Sau khi hô: “Đề nghị quý vị đại biểu và bà con chỉnh đốn trang phục, nhìn cờ chào!... Quốc ca!”, ông cầm micro hát trước, mọi người cùng hát theo. Buổi lễ đang diễn ra khá suôn sẻ, nhưng mọi người bỗng hơi khựng lại vì người điều hành buỗi lễ đã hát thiếu hẳn hai câu “Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước/ Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca” của bài Quốc ca!
Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ, không ai có thể nhắc nhở hay phản ứng gì và để mọi chuyện được “đầu xuôi đuôi lọt” nên đành hát theo ông. Mà không hát theo cũng không được vì tiếng hát của hơn 100 người đứng dưới cũng không bằng một người cầm micrô ở trên. Sau nghi thức chào cờ mọi người rộ lên bàn tán vì “sự cố” trên Kết thúc buổi lễ, mọi người nhắc lại việc đó, ông cán bộ xã “ngớ” người ra và đành cười trừ, gãi đầu nói thật là do lâu ngày không hát nên quên, với lại thấy mọi người cứ hát theo nên yên tâm lắm! Là người trực tiếp tham dự buổi lễ và cũng đành phải “lướt” hai câu trong bài Quốc ca cho kịp với người dẫn chương trình, tôi bỗng cảm thấy buồn và hụt hẫng. Ông là một cán bộ lãnh đạo của xã và cũng đã từng tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc mà lại có thể mắc phải một sai sót đáng tiếc như thế. Mỗi người dân Việt Nam dù không thuộc một bài hát nào nhưng không thể không thuộc bài Quốc ca. Ngày xưa trong suốt quãng thời gian học phổ thông, trong các buổi chào cờ sáng thứ hai đầu tuần, nhà trường đều tổ chức cho giáo viên, học sinh hát Quốc ca. Khi cất tiếng hát, trong mỗi người lại cảm thấy vinh dự, tự hào và có cả sự thôi thúc phải chiến đấu, học tập để bảo vệ và xây dựng đất nước. Ngày nay, trong các nghi lễ chào cờ ở trường học và các buổi lễ, hội họp quan trọng khác vẫn có hát Quốc ca nhưng không phải do học sinh hay những người tham dự hát mà là lời bài hát hoặc nhạc hiệu từ băng, đĩa. Một số trường còn tuyển chọn, xây dựng một đội hình nòng cốt chuyên hát Quốc ca có kèm nhạc đệm trong các buổi lễ quan trọng. Những cách làm như vậy cũng có cái hay vì hát đều, ca từ chính xác và không khí rất hùng tráng nhưng cứ làm như vậy mãi sẽ có lúc xảy ra tình trạng trên.
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục, nhà trường thực hiện nghiêm túc việc hát Quốc ca trong các buổi lễ chào cờ Tổ quốc, khuyến khích dạy hát Quốc ca cho trẻ mẫu giáo và tổ chức sinh hoạt tập thể có hát Quốc ca. Có lẽ, việc làm này không chỉ của riêng ngành Giáo dục mà còn của tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và tổ chức xã hội hiện nay.

Nguyễn Xuân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.