Multimedia Đọc Báo in

Nhật thực trên Nam Thái Bình Dương

21:05, 15/07/2010

Mặt trời khuyết

 
Nam Thái Bình Dương như là sân khấu chính cho buổi trình diễn của đợt nhật thực toàn phần vừa diễn ra vào ngày 11-7. Toàn bộ nhật thực được quan sát dọc theo một đường hẹp trải dài từ quần đảo Cook, Nam Chile tới Argentina và giai đoạn mặt trăng che một phần mặt trời có thể được nhìn thấy trên một vùng rộng của Nam Mỹ. Tấm ảnh trên được chụp ở Valparaiso, Chile.

Hai hướng nhìn

 

Một cô gái sử dụng một tấm phim chụp X quang để bảo vệ đôi mắt, khi cô đang xem hiện tượng nhật thực từ Valparaiso, Chile. Sau lưng cô là bức tượng Moai.

Mặt trời “đen”

 
Với hướng nhìn từ đảo Phục Sinh, người xem có thể quan sát hiện tượng nhật thực toàn phần trên Nam Thái Bình Dương, trong khoảng thời gian mặt trăng hoàn toàn che lấp mặt trời. Chỉ vài phút ngắn ngủi nhật thực toàn phần giúp người xem quan sát tổng thể những không khí, quầng sáng ở rìa mặt trời ngay cạnh bóng đen của mặt trăng.

 Quan sát trong an toàn

 

Những cô gái đeo kính bảo vệ xem nhật thực ngày 11-7, tại Coquimbo, Chile, khoảng 450 km phía tây bắc của Santiago. Các nhà khoa học khuyên người quan sát nên đeo kính bảo vệ khi xem nhật thực.

Ở đây "mặt trời mọc 2 lần"

 

Những đứa trẻ tại Coquimbo nhìn ngắm mặt trời mọc lần 2 trong ngày trên Thái Bình Dương khi nhật thực toàn phần kết thúc ngày 11-7.

Ngắm nhật thực từ nghìn năm

 

Khách du lịch và các nhà khoa học chuẩn bị thiết bị cho việc quan sát nhật thực trên đảo Phục Sinh. Dãy tượng đá đằng sau là những bức tượng Moai, tạc từ tro núi lửa cô đặc, được dựng lên bởi người dân bản địa sống trên đảo và chính Moai đã chứng kiến hiện tượng nhật thực từ cách đây hàng nghìn năm.

Gia Thịnh

(Theo MSNBC)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.