Những ngành công nghiệp bất hợp pháp làm ăn sôi động nhất hành tinh
14:34, 02/07/2010
Ngoài những ngành công nghiệp truyền thống, làm ra "cơm áo gạo tiền" duy trì xã hội phát triển thì có không ít ngành công nghiệp "đen" vẫn ngang nhiên tồn tại, tạo ra những khoản doanh thu khổng lồ làm cho người ta mờ mắt. Đây là mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, gây bất ổn chính trị và nhiều hiểm họa dây chuyền khác mà chính con người vẫn chưa lường hết.
1. Sản xuất, kinh doanh ma túy
Theo Văn phòng chống Ma túy và Tội phạm Liên Hiệp Quốc (LHQ) thì ngành công nghiệp này phát triển sôi động nhất, hằng năm tạo ra tới trên 300 tỷ USD doanh thu. Rất đa dạng, từ sản xuất cho đến chế biến, phân phối và sử dụng cocaine, cần sa, heroin và các loại sản phẩm có liên quan khác . Ngành công nghiệp có dây mơ rễ má đến chính trị, bạo lực, khủng bố nên nó vẫn tồn tại song song trong xã hội, thủ phạm làm bất ổn chính trị tại nhiều nơi như ở I-rắc, Afghanistan, Trung Phi hay Nam Mỹ, gây ra bao nỗi bất hạnh cho con người, kể cả những người trực tiếp lẫn những người gián tiếp tiếp tay cho ngành kinh doanh nguy hiểm này phát triển.
2. Hàng nhái, hàng giả
Thế giới hàng nhái, hàng giả cực kỳ sôi động, "phủ sóng" khắp mọi nơi trên quy mô toàn cầu, từ thương hiệu Pepsi đến sản phẩm âm nhạc, sách vở, quần áo.... sáng chế công nghệ cao hay trong lĩnh vực dược phẩm hoặc chip máy tính. Theo Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), "thị phần" hàng giả hàng nhái chiếm từ 5% đến 7% thương mại hàng hóa toàn cầu, còn theo thống kê của chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) thì chỉ riêng năm 2009, doanh thu từ ngành công nghiệp này đã tăng và đạt trên 250 tỷ USD , chiếm gần 2% thị phần thương mại thế giới so với 200 tỷ USD của năm 2007.
3. Buôn bán vũ khí
Xếp thứ ba về doanh thu phải kể đến ngành công nghiệp buôn bán vũ khí, cả về quy mô lẫn thu nhập. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển (SIPRI), "mức tăng trưởng" của ngành công nghiệp buôn bán vũ khí từ năm 2005 - 2009 tăng trên 22% so với cùng kỳ 5 năm trước đó, nhất là các loại vũ khí tấn công, vũ khí hạt nhân lỏng. Khu vực Trung Phi được xem là nơi tiêu thụ, bạn hàng lâu năm các sản phẩm vũ khí của Mỹ. Ngoài Mỹ còn có nhiều quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn như Nga , Đức, Pháp và Anh... Chi phí của nhiều quốc gia trên thế giới để mua sắm vũ khí tăng lên một cách chóng mặt, như Indonêxia (tăng 84%), Singapo (tăng 146%), Malayxia tăng 722%. Đây chính là thủ phạm làm cho tình trạng an ninh và bạo lực ở nhiều nơi trên thế giới trở nên bức xúc và nguy hiểm,
4. Thuốc lá lậu
Theo Văn phòng chống Ma túy và Tội phạm của LHQ thì ngành kinh doanh thuốc lá lậu (thuốc lá điếu) quy mô toàn cầu ước khoảng 30 tỷ. Sở dĩ ngành công nghiệp này phát triển sôi động là do cách đánh thuế đối phó với nạn hút thuốc lá của một số nước không khoa học, thiếu đồng bộ nên đã tạo ra một thị trường kinh doanh đầy béo bở mà chính các quốc gia đánh thuế cao đã không thể kiểm soát nổi như Mỹ là một ví dụ. Thuốc lá từ các quốc gia Mỹ Latinh hàng ngày đổ dồn vào Mỹ với lượng cực lớn vượt quá tầm kiểm soát của con người.
5. Đánh cắp hàng hóa vận chuyển.
Theo Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), ngành công nghiệp này mỗi năm làm thất thoát tới trên 30 tỷ USD. Kẻ trộm không từ bất kỳ thứ gì từ vận chuyển bằng đường bộ, đường không hay đường biển... Rất đa dạng như quần áo, máy móc, thực phẩm, chip máy tính cho đến giấy vệ sinh. Đây là dạng tội phạm "phi bạo lực", thường áp dụng các mánh khóe rất tinh vi để rút ruột hàng, nhất là hàng quá cảnh. Theo Tổ chức Giám sát hàng hóa quốc tế FreightWatch International, Mexico, Brazil, Nam Phi, Nga, Ấn Độ và Anh là vùng đất màu mỡ cho nạn "chôm chỉa hàng hóa" phát triển.
6. Buôn người
Theo Văn phòng Interpol, nạn buôn bán người và di cư bất hợp pháp trong những năm gần đây thực sự sôi động hơn bao giờ hết, doanh thu ước khoảng 28 tỷ USD/năm. Mặc dù xã hội phát triển nhưng ngành kinh doanh này vẫn ngang nhiên tồn tại, rất đa dạng, như buôn nô lệ tình dục cho đến buôn bán nội tạng, buôn bán phụ nữ và trẻ em. nhân thường là những người nghèo bị lừa gạt, cuối cùng phải phải làm việc như nô lệ và bị bóc lột hết sức dã man, rất nhiều người đã phải bỏ mạng ở xứ người, bị kiệt sức lực hoặc mắc bệnh, tàn phế suốt đời.
7. Đánh cắp dầu
Đây là một dạng tội phạm mới ra đời trong thời gian gần đây, nhất là từ khi dầu trở thành thứ hàng hóa chiến lược và khan hiếm. Năm 2009, hãng Shell của Hà Lan ước tính mỗi ngày họ mất khoảng 100.000 thùng dầu, số dầu này được tuồn ra khỏi lãnh thổ Nigeria và mỗi năm Shell bị thiệt hại khoảng 1,6 tỷ USD. Mexico, hãng Pemex cũng cho hay họ mất khoảng 700 triệu USD mỗi năm do dầu của họ bị đánh cắp. Cảnh sát đã bắt được một người đàn ông ở Texas chuyên nghề hút trộm dầu ở Mexico. Ngoài ra còn phải kể đến những vụ hải tặc tấn công tàu chở dầu ở ngoài khơi bờ biển Somalia hoặc eo Malacca đã được chuộc với số tiền chuộc rất lớn, mỗi năm mất khoảng trên 1 tỷ USD.
8. Đánh cắp các tác phẩm nghệ thuật
Theo Văn phòng FBI, hằng năm số tiền thất thoát do nạn đánh cắp các tác phẩm nghệ thụât trên quy mô toàn cầu lên tới trên 6 tỷ USD. Ví dụ, hồi tháng 5 vừa qua 5 bức tranh trị giá 125 triệu USD của các nghệ sĩ vĩ đại như Picasso và Matisse bị đánh cắp tại Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Paris cho thấy ngành công nghiệp này đang phát triển rất sôi động. FBI cho biết, nạn đánh cắp các tác phẩm nghệ thụât đã và đang vượt mặt các cơ quan chức năng, các thiết bị an ninh tại nhiều bảo tàng đã bị vô hiệu hóa, thậm chí có cả những người trong cuộc cũng tham gia. Ví dụ một bồi bàn người Thụy Sĩ, tên là Stephane Breitwieser mới đây đã bị bắt về tội đánh cắp dễ dàng 239 tác phẩm nghệ thuật lớn nhỏ trong suốt 10 năm tại bảo tàng 6 quốc gia châu Âu.
9. Buôn bán động vật hoang dã
Theo số liệu thống kê của Cơ quan chuyên trách bảo vệ động vật hoang dã thuộc Quốc hội Mỹ (CRS), ngành buôn bán, kinh doanh động vật hoang dã bất hợp pháp quy mô toàn cầu ước đạt trên 5 tỷ USD/ năm, quy tụ một lực lượng lao động hùng hậu. Trọng tâm là các động vật và sản phẩm động vật quý hiếm, như bộ phận nội tạng của hổ, ngà voi, trứng cá muối, tê giác, sừng tê giác, các loại bò sát.... Các sản phẩm này phần lớn từ các quốc gia Đông Nam Á, nơi các hoạt động săn bắn trái phép ít được quan tâm như Lào hay Thái Lan. Hai tấn ngà voi bị tịch thu tại Việt Nam hoặc vụ thu giữ lượng lớn vây cá mập đang trên đường vận chuyển từ Brzil đến Nhật Bản gần đây là một ví dụ.
1. Sản xuất, kinh doanh ma túy
Theo Văn phòng chống Ma túy và Tội phạm Liên Hiệp Quốc (LHQ) thì ngành công nghiệp này phát triển sôi động nhất, hằng năm tạo ra tới trên 300 tỷ USD doanh thu. Rất đa dạng, từ sản xuất cho đến chế biến, phân phối và sử dụng cocaine, cần sa, heroin và các loại sản phẩm có liên quan khác . Ngành công nghiệp có dây mơ rễ má đến chính trị, bạo lực, khủng bố nên nó vẫn tồn tại song song trong xã hội, thủ phạm làm bất ổn chính trị tại nhiều nơi như ở I-rắc, Afghanistan, Trung Phi hay Nam Mỹ, gây ra bao nỗi bất hạnh cho con người, kể cả những người trực tiếp lẫn những người gián tiếp tiếp tay cho ngành kinh doanh nguy hiểm này phát triển.
2. Hàng nhái, hàng giả
Thế giới hàng nhái, hàng giả cực kỳ sôi động, "phủ sóng" khắp mọi nơi trên quy mô toàn cầu, từ thương hiệu Pepsi đến sản phẩm âm nhạc, sách vở, quần áo.... sáng chế công nghệ cao hay trong lĩnh vực dược phẩm hoặc chip máy tính. Theo Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), "thị phần" hàng giả hàng nhái chiếm từ 5% đến 7% thương mại hàng hóa toàn cầu, còn theo thống kê của chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) thì chỉ riêng năm 2009, doanh thu từ ngành công nghiệp này đã tăng và đạt trên 250 tỷ USD , chiếm gần 2% thị phần thương mại thế giới so với 200 tỷ USD của năm 2007.
3. Buôn bán vũ khí
Xếp thứ ba về doanh thu phải kể đến ngành công nghiệp buôn bán vũ khí, cả về quy mô lẫn thu nhập. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển (SIPRI), "mức tăng trưởng" của ngành công nghiệp buôn bán vũ khí từ năm 2005 - 2009 tăng trên 22% so với cùng kỳ 5 năm trước đó, nhất là các loại vũ khí tấn công, vũ khí hạt nhân lỏng. Khu vực Trung Phi được xem là nơi tiêu thụ, bạn hàng lâu năm các sản phẩm vũ khí của Mỹ. Ngoài Mỹ còn có nhiều quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn như Nga , Đức, Pháp và Anh... Chi phí của nhiều quốc gia trên thế giới để mua sắm vũ khí tăng lên một cách chóng mặt, như Indonêxia (tăng 84%), Singapo (tăng 146%), Malayxia tăng 722%. Đây chính là thủ phạm làm cho tình trạng an ninh và bạo lực ở nhiều nơi trên thế giới trở nên bức xúc và nguy hiểm,
4. Thuốc lá lậu
Theo Văn phòng chống Ma túy và Tội phạm của LHQ thì ngành kinh doanh thuốc lá lậu (thuốc lá điếu) quy mô toàn cầu ước khoảng 30 tỷ. Sở dĩ ngành công nghiệp này phát triển sôi động là do cách đánh thuế đối phó với nạn hút thuốc lá của một số nước không khoa học, thiếu đồng bộ nên đã tạo ra một thị trường kinh doanh đầy béo bở mà chính các quốc gia đánh thuế cao đã không thể kiểm soát nổi như Mỹ là một ví dụ. Thuốc lá từ các quốc gia Mỹ Latinh hàng ngày đổ dồn vào Mỹ với lượng cực lớn vượt quá tầm kiểm soát của con người.
5. Đánh cắp hàng hóa vận chuyển.
Theo Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), ngành công nghiệp này mỗi năm làm thất thoát tới trên 30 tỷ USD. Kẻ trộm không từ bất kỳ thứ gì từ vận chuyển bằng đường bộ, đường không hay đường biển... Rất đa dạng như quần áo, máy móc, thực phẩm, chip máy tính cho đến giấy vệ sinh. Đây là dạng tội phạm "phi bạo lực", thường áp dụng các mánh khóe rất tinh vi để rút ruột hàng, nhất là hàng quá cảnh. Theo Tổ chức Giám sát hàng hóa quốc tế FreightWatch International, Mexico, Brazil, Nam Phi, Nga, Ấn Độ và Anh là vùng đất màu mỡ cho nạn "chôm chỉa hàng hóa" phát triển.
6. Buôn người
Theo Văn phòng Interpol, nạn buôn bán người và di cư bất hợp pháp trong những năm gần đây thực sự sôi động hơn bao giờ hết, doanh thu ước khoảng 28 tỷ USD/năm. Mặc dù xã hội phát triển nhưng ngành kinh doanh này vẫn ngang nhiên tồn tại, rất đa dạng, như buôn nô lệ tình dục cho đến buôn bán nội tạng, buôn bán phụ nữ và trẻ em. nhân thường là những người nghèo bị lừa gạt, cuối cùng phải phải làm việc như nô lệ và bị bóc lột hết sức dã man, rất nhiều người đã phải bỏ mạng ở xứ người, bị kiệt sức lực hoặc mắc bệnh, tàn phế suốt đời.
7. Đánh cắp dầu
Đây là một dạng tội phạm mới ra đời trong thời gian gần đây, nhất là từ khi dầu trở thành thứ hàng hóa chiến lược và khan hiếm. Năm 2009, hãng Shell của Hà Lan ước tính mỗi ngày họ mất khoảng 100.000 thùng dầu, số dầu này được tuồn ra khỏi lãnh thổ Nigeria và mỗi năm Shell bị thiệt hại khoảng 1,6 tỷ USD. Mexico, hãng Pemex cũng cho hay họ mất khoảng 700 triệu USD mỗi năm do dầu của họ bị đánh cắp. Cảnh sát đã bắt được một người đàn ông ở Texas chuyên nghề hút trộm dầu ở Mexico. Ngoài ra còn phải kể đến những vụ hải tặc tấn công tàu chở dầu ở ngoài khơi bờ biển Somalia hoặc eo Malacca đã được chuộc với số tiền chuộc rất lớn, mỗi năm mất khoảng trên 1 tỷ USD.
8. Đánh cắp các tác phẩm nghệ thuật
Theo Văn phòng FBI, hằng năm số tiền thất thoát do nạn đánh cắp các tác phẩm nghệ thụât trên quy mô toàn cầu lên tới trên 6 tỷ USD. Ví dụ, hồi tháng 5 vừa qua 5 bức tranh trị giá 125 triệu USD của các nghệ sĩ vĩ đại như Picasso và Matisse bị đánh cắp tại Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Paris cho thấy ngành công nghiệp này đang phát triển rất sôi động. FBI cho biết, nạn đánh cắp các tác phẩm nghệ thụât đã và đang vượt mặt các cơ quan chức năng, các thiết bị an ninh tại nhiều bảo tàng đã bị vô hiệu hóa, thậm chí có cả những người trong cuộc cũng tham gia. Ví dụ một bồi bàn người Thụy Sĩ, tên là Stephane Breitwieser mới đây đã bị bắt về tội đánh cắp dễ dàng 239 tác phẩm nghệ thuật lớn nhỏ trong suốt 10 năm tại bảo tàng 6 quốc gia châu Âu.
9. Buôn bán động vật hoang dã
Theo số liệu thống kê của Cơ quan chuyên trách bảo vệ động vật hoang dã thuộc Quốc hội Mỹ (CRS), ngành buôn bán, kinh doanh động vật hoang dã bất hợp pháp quy mô toàn cầu ước đạt trên 5 tỷ USD/ năm, quy tụ một lực lượng lao động hùng hậu. Trọng tâm là các động vật và sản phẩm động vật quý hiếm, như bộ phận nội tạng của hổ, ngà voi, trứng cá muối, tê giác, sừng tê giác, các loại bò sát.... Các sản phẩm này phần lớn từ các quốc gia Đông Nam Á, nơi các hoạt động săn bắn trái phép ít được quan tâm như Lào hay Thái Lan. Hai tấn ngà voi bị tịch thu tại Việt Nam hoặc vụ thu giữ lượng lớn vây cá mập đang trên đường vận chuyển từ Brzil đến Nhật Bản gần đây là một ví dụ.
Nguyễn Khắc
(Theo Forbes-20/ 6/2010)
(Theo Forbes-20/ 6/2010)
Ý kiến bạn đọc