Multimedia Đọc Báo in

Những góc ảnh đẹp về phong cảnh thiên nhiên, đất nước và con người

16:02, 02/12/2010
 
Những tour du lịch neo đậu trên Vịnh Hạ Long (Việt Nam), để tận hưởng cảnh biển thanh bình lúc hoàng hôn cùng với tác phẩm điêu khắc đá vôi của tự nhiên ban tặng cho nơi đây. ( Ảnh: Nationalgeographic)
 
Trong số mười lối vào thành phố Huế (Việt Nam), thì lớn nhất vẫn là Ngọ Môn, con đường này là lối chính dẫn vào Hoàng Thành, được xây vào năm 1833 dưới triều vua Minh Mạng, nhà Nguyễn. Nơi đây đã chứng kiến nhiều biến động của lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu  thế kỷ  XX. ( Ảnh: Nationalgeographic)
 
Chiều bên sông Sài Gòn. ( Ảnh: saohom – Xomnhiepanh)
 
Đời thường. ( Ảnh: Shotgun911 – Xomnhiepanh)
 
Những đàn bướm bay rợp trời ven sông Juruena (Brazil), nơi đây hàng năm thu hút rất nhiều loài động vật kéo về một diện tích khoảng 2 triệu ha để “nhâm nhi” các loại khoáng chất bên bờ sông. ( Ảnh: NGP)
 
Hơn 3.000 tua-bin gió trên các ngọn đồi ở khu vực Wind Tehachapi-Mojave, California (Mỹ), đây là nguồn năng lượng đủ để phục vụ 1 triệu gia đình/năm tại Mỹ. ( Ảnh: NGP
 
Những chiếc xe được trang hoàng rực rỡ ở tỉnh Aichi (Nhật Bản), thường sẽ tỏa đi biểu diễn khắp nước. ( Ảnh: NGP)
 
Buổi sáng trên tháp Tokyo. ( Ảnh:  Flickr)
 
Thác Bản Dốc (Việt Nam). ( Ảnh: Traveladvisers)
 
Việt Nam là một đất nước xinh đẹp nằm ở khu vực Đông Nam Á, với đường bờ biển rộng lớn và dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Đất nước này được xem là nhà của những phong cảnh ngoạn mục cùng sự pha trộn độc đáo của văn hóa châu Á và các thành phố hiện đại. ( Ảnh:  Traveladvisers)
 
Chợ nổi trên sông là nét văn hóa rất đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ (Việt Nam), nó phản ánh  cuộc sống trên sông nước, cũng như việc chi tiêu hàng ngày của họ. ( Ảnh: Bigpictures)
Gia Thịnh ( dịch, tổng hợp)
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.