Hoa bụp giấm
Ngày nay, trong tiết trời se lạnh sang đông, nếu dạo quanh một vòng chợ Buôn Ma Thuột, mọi người dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong bán hoa bụp giấm.Tên hoa bằng tiếng Việt đời thường thì mỗi nơi mỗi khác chưa được rõ ràng lắm, người bán hàng ở ngoài Bắc sẽ mời chào bạn mua "hoa Atisô", có người còn gọi nó bằng cái tên điệu đà nữa là "hoa vô thường". Tiếng Việt chuyên ngành dịch là hoa bụp giấm.
Ở nước ta, từ lâu cây bụp giấm được trồng làm cảnh khá phổ biến. Cây này trồng nhiều ở miền Trung, có đặc tính không kén đất, ưa đất đồi. Hoa bụp giấm được thu hái vào mùa thu, lúc các lá đài còn mềm, không nhăn héo và có màu đỏ sẫm. Và cũng chỉ thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở vì để lâu, dược liệu sẽ kém phẩm chất. Kết quả nghiên cứu về dược lý cho thấy, đài hoa bụp giấm có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa bụt giấm để trị viêm họng, ho.
Cách chế biến hoa bụp giấm cũng khá đơn giản, người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt. Có nơi dùng chế xiro. Người ta có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut. Toàn cây có thể chế rượu vang: Rượu có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu. Ngoài ra, bụp dấm được dùng làm trà uống nước giải nhiệt (có trà dạng túi lọc), làm sirô pha với rượu rum và vị bạc hà, làm màu cho bánh mousse, tạo màu cho kẹo.
Đối với hoa, mua về chỉ nhặt lấy cánh hoa, tách riêng đài hoa, 1kg hoa tươi thì chỉ được 5 lạng cánh hoa tươi. Có dụng cụ riêng để đục đài hoa, nhằm giữ hoa có "phom" đẹp . Có thể dùng kéo cắt viền và bỏ đài hoa ra, hoặc bẻ cánh hoa làm đôi cho nhanh. Nhặt xong, rửa sạch sau đó lại tráng lại cẩn thận bằng nước đun sôi để nguội, cho ra rổ, để khô hẳn nước. Sau đó, một lớp hoa, một lớp đường, thường tỷ lệ đường là 1kg cánh hoa và thêm 1,3kg đường hoặc hơn tùy thích. Điều đặc biệt đối với loại hoa này tuyệt đối không để dính nước lã vào. Khi chế biến hoa ta có thể cho vào lọ thủy tinh là tốt nhất, đậy kín, ngày hôm sau đã bắt đầu ngấm. Sau 3 ngày là nước siro đã khá đậm nét. Ngâm siro hoa bụp giấm có nhiều cách, nhưng thông thường ngâm riêng cánh hoa và đài hoa. Cánh hoa ngâm lấy nước sirô, đài hoa phai màu không đẹp, lại có lông tơ nên cần phơi khô đi rồi mới pha riêng như nước chè.
Ý kiến bạn đọc