Multimedia Đọc Báo in

Bạn có biết?

Lịch sử và ý nghĩa Ngày Dân số thế giới và Việt Nam

11:12, 11/07/2011

Lúc 6 giờ 35 phút (giờ quốc tế) ngày 11-7-1987, em bé gái tên là Em-ma-đê-giơ Ga-xpa ở thủ đô nước Nam Tư ra đời, đánh dấu sự kiện hành tinh của chúng ta vừa tròn 5 tỷ người.

Các nhà dân số học đã gọi tình trạng dân số thế giới tăng quá nhanh là “bùng nổ dân số”. Tình trạng này là nguyên nhân chủ yếu gây ra nghèo đói, giảm chất lượng cuộc sống, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên… Hội nghị Quốc tế về dân số họp tại Amsterdam (Hà Lan) từ ngày 6 đến ngày 9-11-1989 đã quyết định  lấy ngày 11-7 hằng năm làm “Ngày dân số thế giới”. Ngày dân số thế giới lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 11-7-1990.

Kỷ niệm Ngày dân số thế giới là dịp nhắc nhở, thức tỉnh các quốc gia và toàn thể nhân loại về hiểm họa bùng nổ dân số và cần hành động mạnh mẽ hơn nữa để đẩy lùi hiểm họa này, tiến tới ổn định dân số, bảo đảm sự phát triển bền vững của hành tinh.

Trong đà bùng nổ dân số toàn cầu, Việt Nam cũng là nước có tốc độ gia tăng dân số rất nhanh và hậu quả sức ép dân số diễn ra khá gay gắt. Để đẩy lùi dần những hiểm họa đó, đồng thời góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân, ngày 19-5-1997, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 326/TTg về việc lấy ngày 26-12 hằng năm làm “Ngày dân số Việt Nam”. Thông qua đó để nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của các ngành các cấp và toàn thể nhân dân, đẩy mạnh chương trình DS-KHHGD để sớm đạt được mục tiêu: “Dân số ổn định, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.

Lê Hồng Bảo Anh (st)

 


Ý kiến bạn đọc