Multimedia Đọc Báo in

Cá linh non kho mẵn

15:20, 05/11/2012

Mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long thường bắt đầu từ cuối tháng 8 dương lịch hàng năm. Khi nước nổi tràn về thì cũng là lúc cá linh bắt đầu xuất hiện.

Ở vùng An Giang, Đồng Tháp còn lưu truyền ca dao về con cá linh:

“Nước không chưn sao kêu nước đứng/ Cá không thờ sao gọi cá linh”


Ấy là do tích vua Gia Long khi bôn tẩu ở vùng đầu nguồn sông Hậu, cá linh bay, phóng vào thuyền, vua cho là điềm gở nên không đi theo hướng đó và đã thoát nạn. Do vậy ông mới đặt tên cho loài cá này là “cá linh”.

Cá linh nhỏ bằng đầu đũa, gọi là cá linh non. Cá linh kho non kho mẵn (lạt) là món ngon dân dã, dễ làm, ăn cơm “rất bắt”. Cá còn non ngọt thịt, béo, hầu như không có xương. Khi nấu cá không cần đánh vẩy, lấy mật; chỉ cần ngâm nước muối cho sạch nhớt là được.

Cách làm đơn giản nhưng cũng phải khéo nấu thì món này mới ngon. Cá linh non ngâm rửa để vào rổ thưa cho ráo nước. Chặt một trái dừa tươi đổ vào nồi đất, nấu cho sôi riu lên, cho vào vài thìa nước mắm biển ngon, sau đó trút nhẹ cá linh vào nồi, thêm ít tóp mỡ, hành lá cắt hạt lựu. Nước sôi nhiều hớt bọt, nghe mùi cá thơm bốc lên phải bắc nồi đất xuống hoặc giảm tối đa lửa, bởi cá linh thịt mềm rất mau chín.

Món rau đi kèm thường là hoa súng, bắp chuối thái sợi trộn hoa lục bình bóp với giấm, chanh, đường hoặc có thể ăn với rau lang, rau trai luộc, ngọn lá vông non, ngọn nhãn lồng, rau thuốc giòi, ngọn lá cách…

Hoàng Thám


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.