Multimedia Đọc Báo in

Chuyện vui, chuyện lạ về gà

17:19, 30/01/2017

Gà dự báo thời tiết: Ở Somalia có một loài gà chân dài, lông vân đen có khả năng dự báo thời tiết. Khi trời sắp đổ mưa, không khí có nhiều hơi nước khiến giống gà này cảm thấy khó chịu. Chúng phản ứng bằng cách kêu cục cục liên tục. Người dân ở đây đã dựa vào đặc điểm này để biết được trời sắp đổ mưa, chính xác đến 100%.

Gà trống bị kiện vì... gáy sớm: Người dân làng Hampshire, hạt New Forest (Anh) bất bình vì chú gà trống Rocky thường xuyên gáy vào lúc 9 giờ sáng trong khi những con gà khác gáy muộn hơn nhiều. Họ đã đệ đơn kiện Rocky. Chính quyền hạt New Forest đã gặp chủ của Rocky là Paul Wilton, yêu cầu ông tìm biện pháp không cho Rocky gáy quá sớm, nếu không sẽ bị phạt 7.000 đô la. Vì thế, Wilton đã phải che kín cửa chuồng gà. Cơ quan chức năng gửi biên bản theo dõi hằng ngày tới những người khiếu nại. Nếu họ tiếp tục phàn nàn về tiếng gáy của Rocky thì tòa án sẽ gửi trát bắt con gà và xét xử nó theo luật.

Gà cay: Tại vùng rừng núi ở Nigeria có loài gà quý hiếm mà người dân gọi là “gà cay”. Chúng sống thành đàn nhỏ, chỉ ăn kiến và mối, con trưởng thành nặng khoảng 1,2 kg. Thịt gà cay khá ngon và bổ nhưng lại có vị cay như ớt (đặc biệt là bộ lòng, mề). Gà cay trở thành đặc sản địa phương, thường chế biến thành các món ăn để tiếp đãi khách quý hoặc dùng làm thuốc chữa trị được một số bệnh về hô hấp, tiêu hóa, thần kinh.

Giấy thông hành cho gà: Khi dịch cúm gia cầm trở thành mối lo của nhiều nước Đông Nam Á thì tại Thái Lan, một quy trình mới dành cho gà chọi đã được ban hành nhằm hạn chế tình trạng lây lan dịch bệnh. Quy định này nêu rõ: Tất cả gà chọi tại Thái Lan đều được cấp một giấy thông hành có chức năng  như hộ chiếu, trên đó phải dán ảnh và ghi rõ các thông tin, đặc điểm con gà như tình trạng sức khỏe, nguồn gốc, nơi ở, chủ sở hữu, địa chỉ để liên lạc... Điều quan trọng là giấy thông hành này chứng nhận con gà đã được kiểm dịch an toàn và chủ gà phải luôn mang theo. Giấy này có hiệu lực trong vòng 2 tháng, hết thời hạn các chú gà chọi phải được kiểm tra lại.

Chú rể gà trống: Ở đảo Java (Indonesia) có một nghi thức cưới xin rất đặc biệt gọi là “khuất phục chú rể”. Tiết mục này được cử hành trước ngày diễn ra tiệc cưới. Bản thân chú rể thật không được tham gia mà thay vào đó là một chú gà trống làm “chú rể tượng trưng”. Phía nhà trai phải chọn một chàng trai khỏe mạnh làm đại biểu, ôm “chú rể tượng trưng”(con gà trống). Bên nhà gái cũng chọn một chàng trai tương xứng ra đấu. Khi vào trận, đại biểu nhà gái vừa nhảy múa vừa tìm cách sờ vào đầu con gà trống hoặc đầu chàng trai đại biểu phía nhà trai. Khi đại biểu nhà gái sờ được đầu đại biểu nhà trai thì coi như đã khuất phục được chú rể. Việc “khuất phục” này cũng không dễ dàng gì vì đại biểu nhà trai, dù một tay bận ôm con gà trống, tay kia vẫn múa quyền chống đỡ khá quyết liệt và đẹp mắt nhưng rồi cuối cùng thì phía nhà trai cũng phải “giả vờ” hớ hênh để thua cuộc thì mới lấy được cô gái.

Máy bay hại gà: Ông Etienne Le Mahaute, một nông dân ở miền Nam nước Pháp đã kiện Bộ Quốc phòng nước này với lý do hai máy bay chiến đấu bay ở tầm thấp khiến gần 5.000 con gà tại trang trại của ông chết vì sợ. Nghe tiếng máy bay gầm rú bên trên trang trại, Mahaute lập tức chạy tới khu chuồng gà thì thấy đàn gà ngã rạp và hàng nghìn con đã chết. Bác sĩ thú y đã mổ vài con gà để kiểm tra và xác nhận chúng đều còn sống trước khi máy bay chiến đấu bay qua.

Xổ số bằng... phân gà: Đó là trò xổ số kỳ thú nhất thế giới của người dân thành phố Nouvelle - Orléans (Pháp). Trên một hình vuông được chia thành nhiều ô nhỏ có đánh số, người ta thả vào một con gà đã được ăn no cứng bụng. Từ đây, những người chơi sẽ đuổi gà cho đến khi nó “bậy” vào ô nào thì khách mua số ô đó sẽ trúng!

Đan áo len cho gà: Cô gái Nicola Congdon và mẹ là Ann (ở Cornwall, Anh) sau khi nhận nuôi khoảng 60 con gà bị bỏ rơi đã gặp phải vấn đề nan giải: Hơn một nửa trong số này là gà công nghiệp nên không quen với thời tiết ngoài vườn. Thế là họ thiết kế các loại áo len cho đàn gà vì họ nghĩ trong tương lai những con gà mái này sẽ già rồi rụng hết lông, lấy gì mà giữ ấm cơ thể. Khi đem khoe với mọi người về bộ sưu tập áo len này, cô Congdon đã nhận được đơn đặt hàng tận Canada.

Gà có sừng: Ở Urugoay có một loại gà mà dân bản xứ gọi là “gà sừng”. Chẳng biết do đâu mà các chú gà trống luôn có một mẩu thịt thừa khá cứng mọc lên giữa hai mắt gà rồi uốn cong về phía trước, mũi sừng hướng xuống gần trên mỏ của các chú gà trống này trông rất ngộ nghĩnh!

Trung Nguyễn (st-bs)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.