Multimedia Đọc Báo in

Phải bắt đầu từ ý thức của người dân

06:02, 28/01/2018

Chợ tạm, chợ cóc là vấn đề nổi cộm, khó giải quyết nhiều năm nay ở nhiềuđịa phương. 

Đa số các chợ tạm đều được hình thành tại khu vực ngã 3, ngã tư các tuyến đường trung tâm khu dân cư. Ban đầu, chỉ có một vài nông dân đưa các mặt hàng nông sản do gia đình tự trồng không sử dụng hết thì mang ra bán cho khách đi đường với giá rẻ hơn so với các thương lái buôn bán. Thấy kinh doanh được, họ lại nhận thêm các mặt hàng khác của các nông dân trong vùng hoặc mua từ các chợ sỉ trên địa bàn về để kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thấy người khác làm ăn được, các hộ dân sinh sống gần đó cũng tận dụng vỉa hè, mặt tiền của căn nhà để buôn bán nên số lượng cửa hàng buôn bán tăng lên theo thời gian, hình thành các chợ cóc, chợ tạm. Thời gian họp chợ cũng thay đổi từ chỉ họp một buổi chuyển sang họp cả ngày, tạo nên một khu vực lộn xộn, gây mất an toàn giao thông. Chưa hết, nước thải, rác từ các gian hàng chảy tràn trên nền đường gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan đô thị.

Điều đáng nói là cả người mua và người bán đều ý thức được việc họp chợ trái phép nhưng vì lợi nhuận của người bán và sự tiện lợi của người mua mà các chợ tạm vẫn hoạt động “dai dẳng”. Thiết nghĩ, để dẹp các chợ cóc, chợ tạm bên cạnh sự cương quyết của cơ quan chức năng thì trước hết cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân.

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.