Multimedia Đọc Báo in

Cho cũng phải… đúng cách

09:58, 09/03/2018

Ngày nay, hoạt động từ thiện trở nên khá phổ biến khi các tổ chức, cá nhân thường xuyên có những việc làm, hành động thiết thực để mang đến những món quà ý nghĩa cho người có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng, làm từ thiện mà không khéo lại rất dễ khiến người được nhận cảm thấy tổn thương, chạnh lòng.

Mới đây, tôi được tham gia chương trình từ thiện do một tập đoàn lớn tổ chức tại một địa phương khó khăn trong tỉnh. Gần 1.000 suất quà với tổng trị giá hàng trăm triệu đồng được trao trong dịp Tết Nguyên đán thực sự đã mang niềm vui đến với người dân nghèo. Tuy nhiên, trong suốt cuộc hành trình ấy, người đại diện của nhà tài trợ chưa một lần tháo kính đen ra khỏi gương mặt. Ngay cả khi trò chuyện cùng những người trong đoàn, cô cũng không nghĩ đến việc bỏ kính. Khi được lãnh đạo địa phương giới thiệu và mời lên sân khấu trao quà, cô cũng vẫn chỉ an tọa tại hàng ghế đại biểu. Tuy không ai nói ra, nhưng qua nét mặt của những người dự buổi trao quà hôm ấy không khỏi chạnh lòng.

Ai cũng biết rằng, một món quà giá trị nếu không được trao tặng với sự trân trọng và tình cảm chân thành sẽ trở nên vô nghĩa. Hành động ấy không cần quá phức tạp, cầu kỳ, mà chỉ đơn giản là một thái độ lịch sự “văn hóa tặng quà”. Vì vậy, khi tổ chức một chương trình từ thiện, người đến hỗ trợ cần phải thể hiện rõ tấm lòng, thái độ đúng mực để người được trao cảm nhận được tấm lòng nhân ái, để họ không tự ti, mặc cảm về số phận.

Trong thực tế, có không ít tấm lòng vàng làm từ thiện một cách thầm lặng. Chẳng hạn gần đây, một cá nhân từng tự mình vận động quyên góp, từng dấn thân đến vùng rốn lũ miền Trung để giúp đỡ những người dân gặp nạn và tất nhiên, khoản quyên góp luôn được anh công khai minh bạch trên trang cá nhân của mình; có những cô cậu học trò đập heo đất, lấy tiền tiết kiệm để giúp đỡ những em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh; những suất cơm chay miễn phí của các phật tử trao tận tay các sĩ tử trong mỗi mùa thi đã thực sự để lại những ấn tượng đẹp về tinh thần tương thân, tương ái.

Làm từ thiện cần phải xuất phát từ tấm lòng, từ cái tâm. Đến với những mảnh đời bất hạnh, mỗi người chúng ta cần tình cảm chân thành và sự sẻ chia thật lòng. Đừng nên nghĩ rằng việc "cho, giúp" những hoàn cảnh khó khăn là để đánh bóng tên tuổi, như vậy sẽ làm  mất ý nghĩa cao đẹp của chương trình nhân văn này.

Anh Phương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.