Multimedia Đọc Báo in

Phóng sự ảnh

Đất và người Cư San

14:12, 13/04/2010
Cách trung tâm huyện trên 40km đường rừng, xã Cư San (huyện M’Drak) gần như sống biệt lập với thế giới bên ngoài. Người dân nơi đây chủ yếu là dân tộc Mông, Dao phía bắc di cư tự do vào lập nghiệp.
Dẫn vào Cư San là con đường gập ghềnh, quanh co. Chỉ 40 km nhưng phải mất gần 3 giờ đồng hồ chúng tôi mới đến được trung tâm xã.
Mặc dù vào mùa khô nhưng vẫn có những đoạn đường sũng nước, lầy lội do nước từ lòng núi rỉ ra.
Mặc dù vào mùa khô nhưng vẫn có những đoạn đường sũng nước, lầy lội do nền đường thấp và nước từ lòng núi rỉ ra.
Cư San hiện ra trước mắt chúng tôi với những nếp nhà đơn sơ nằm xen kẽ giữa cánh rừng.
Cư San hiện ra trước mắt chúng tôi với những nếp nhà đơn sơ nằm xen kẽ giữa cánh rừng.
Mặc dù điện đã vào đến trung tâm xã nhưng hệ thống giao thông ở đây là những con đường cát trắng, bụi tung mù mịt mỗi khi có một chiếc xe đi qua.
Ảnh chụp tại trung tâm xã.
Ảnh chụp tại trung tâm xã.
Trẻ em đi học
Trẻ em đến lớp học
Nhiều hủ tục còn tồn tại, đặc biệt là nạn tảo hôn đang dè nặng lên cuộc sống của người dân nơi ốc đảo này.
 Đám tang của người Mông. Khi chúng tôi đến, một người ở đây cho biết, đám tang này đã kéo dài trong 5 ngày rồi mà chưa có dấu hiệu kết thúc.
Một đám tang của người Mông. Khi chúng tôi đến, đám tang này đã kéo dài trong 5 ngày rồi mà vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
Người mẹ trẻ địu con để làm rẫy, bên cạnh là một đứa trẻ khác vừa chập chững biết đi.
Người mẹ trẻ địu con để làm rẫy, bên cạnh là một đứa trẻ khác vừa chập chững biết đi.
Cư San như một ốc đảo biệt lập nên phần lớn nhu yếu phẩm đều phải tự cung, tự cấp.
Hệ thống phát điện tự tạo của người dân trên một dòng suối.
Hệ thống phát điện tự tạo của người dân trên một dòng suối.
 
Ngay cả những cán bộ xã ở đây cũng phải tự trồng rau để cải thiện cuộc sống.
Những vạt rau èo uột như thế này mang bao niềm hy vọng của người trồng
Mỗi lần trở lại, trong chúng tôi Cư San vẫn xa, vẫn chông chênh đến lạ kỳ.
Giang Nam

 

Ý kiến bạn đọc