Multimedia Đọc Báo in

Chương trình “Trái tim yêu thương lần 4”: Mang niềm vui đến trẻ em vùng xa

20:45, 14/06/2011
Hơn 400 km không phải là một khoảng cách quá dài nhưng lại chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm thân thương của các tình nguyện viên Hội Trái tim yêu thương khi xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh đến với học sinh của 2 trường Tiểu học Nguyễn Khuyến và Nguyễn Đình Chiểu ở xã Ea D’Rơng (huyện Cư M’gar) trong Chương trình “Trái tim yêu thương lần 4”.
 
Sân chơi bổ ích, đầy ý nghĩa…
Trong cái nắng như đổ lửa cùng tiếng ve râm ran và sắc đỏ của các tán phượng những ngày giữa tháng 6, mặc cho chuyến hành trình của chặng đường xa nhiều mệt mỏi, ngay khi đến điểm tập kết là sân trường tiểu học… , hơn 40 tình nguyện viên của Hội Trái tim yêu thương đã bắt tay ngay vào việc. Không rườm rà, không phô trương mà âm thầm, tận tâm chuẩn bị: Từ việc bưng vác những thùng quà, thổi bong bóng, cho đến lỉnh kỉnh chuẩn bị chai, lọ cho các trò chơi… không ai bảo ai nhưng mọi công việc đều được các bạn tình nguyện viên phối hợp nhịp nhàng, như một ê-kíp chuyên nghiệp.
Chăm chú lắng nghe luật chơi
Chăm chú lắng nghe luật chơi
Dây được căng lên, bàn ghế được xếp ngay ngắn, những gói quà được bao bọc xinh xắn, những chai nước uống phục vụ các em khi vui đùa... tất cả đều đã sẵn sàng chỉ còn chờ đến giờ G để tiến hành, tạo sân chơi cho các em. Thế rồi khoảng sân trường im ắng của những ngày hè bỗng trở nên náo động với tiếng hò reo, cổ vũ, cười đùa của hàng trăm học sinh cùng các thầy cô giáo của 2 trường tham gia Chương trình. Tỉ mỉ, cẩn thận khi xé giấy dán tranh với trò chơi “Chắp cánh ước mơ”; nhắm chuẩn, khéo tay trong các trò ném bóng, ném vòng; hào hứng, nhanh nhẹn, mạnh mẽ trong trò chơi bảo vệ bóng, đôi giày vạn dặm; khéo léo như các cầu thủ chuyên nghiệp trong trò đá bóng vượt chướng ngại vật… Với mỗi trò chơi, bên cạnh sự tươi vui, sôi nổi còn chứa đựng cả những bài học về tinh thần đoàn kết, tình cảm đồng đội, làm việc theo nhóm, các kỹ năng sống... đã được khéo léo lồng ghép truyền dạy cho các em.
Hào hứng tham gia các trò chơi
Hào hứng tham gia các trò chơi...
Cùng vui chung với các em học sinh, cô giáo Lê Thị Tâm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu tâm đắc: Các thành viên của đoàn bằng những trái tim thật sự yêu thương đã mang những tình cảm tốt đẹp, chân thành đến với các em học sinh tại địa phương. Đây là một chương trình thành công, mang nhiều ý nghĩa và cũng là một bài học sáng tạo để từ đó các anh chị tổng phụ trách, giáo viên nhà trường có thể học hỏi, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình, tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, vui tươi cho học sinh tại các địa phương đang còn có những khó khăn.
Nụ cười
với niềm vui thật hồn nhiên

…và những ấn tượng về một cuộc hành trình
Bên cạnh việc tạo sân chơi cho các em học sinh, nhiều hoạt động thiết thực cũng được đoàn tổ chức như: trao 20 phần học bổng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập của 2 trường Tiểu học Nguyễn Khuyến và Nguyễn Đình Chiểu (mỗi suất trị giá 300.000 đồng); thực hiện 2 buổi phát thanh tuyên truyền pháp luật; giao lưu văn nghệ với địa phương; trồng cây trên tuyến đường thanh niên, trường học; huấn luyện kỹ năng cho tình nguyện viên; giao lưu văn nghệ… Công việc vội vã là thế, đổ mồ hôi là thế, nhưng dường như mọi nỗi mệt nhọc đều được xua đi bằng những nụ cười luôn tỏa sáng trên từng gương mặt. Sau chuyến hành trình này biết bao câu chuyện, biết bao kỷ niệm sẽ còn đọng lại đối với các em học sinh, thầy cô giáo và từng thành viên trong đoàn. Có lẽ sẽ chẳng ai quên được tình cảm ấm áp của mọi người dành cho nhau, cũng như chẳng thể quên được nồi cơm đặc biệt “trên sống, dưới khê, tứ bề nhão nhoét” là thành quả do chính tay các bạn sinh viên thị thành chẳng bao giờ phải đụng vào nồi cơm nấu bếp củi đã tự mình nấu lên. Và có lẽ cả những giọt mồ hôi, gương mặt rám nắng cùng bàn tay chai sạn sau khi kết thúc phần việc trồng cây cũng là những điều đọng lại trong lòng mỗi người.
trao 20 phần học bổng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Trao học bổng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Bạn Lê Miên Ca, sinh viên Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên tham dự Chương trình tâm sự: “Hành trình của Trái tim yêu thương là một dịp rất tốt để một sinh viên như em sống hết mình, hòa nhập với mọi người nhiều hơn, qua đó học hỏi, rèn luyện những kỹ năng sống cho bản thân. Đặc biệt trong dịp này được đến với các em vùng sâu, vùng xa sẽ là một cơ hội để em bổ sung thêm cho kiến thức, vốn sống và từ đó có thêm tư liệu để những sáng tác sau này được chân thực, gần gũi hơn…”.
 
Dưới đây là một số hình ảnh về các hoạt động diễn ra trong Chương trình:
Công tác chuẩn bị
Các thành viên Hội Trái tim yêu thương bận rộn với công tác chuẩn bị
Chuẩn bị các trò chơi
 
S
Sân trường ngày hè lại rộn ràng tiếng cười đùa của các em học sinh
Chuẩn bị tham gia các trò chơi
Chuẩn bị tham gia các trò chơi...
Hướng dẫn vẽ tranh cát
... được các anh chị hướng dẫn vẽ tranh cát...
Thuyết minh về bức tranh ngôi trường của em
...thuyết minh về bức tranh ngôi trường của em
Trổ tài ném bóng vào rổ...
Trổ tài ném bóng vào rổ...
... bịt mắt đập chum
... bịt mắt đập chai...
... hà hơi thổi bong bóng...
... hà hơi thổi bong bóng...
... và cùng nhau vượt chướng ngại vật.
... và cùng nhau vượt chướng ngại vật.
Trao quà cho các em hoàn thành tất cả trò chơi
Trao quà cho các em hoàn thành tất cả trò chơi
Chuẩn bị cho đêm giao lưu văn nghệ
Chuẩn bị cho đêm giao lưu văn nghệ
Đặc sắc các tiết mục do chính các tình nguyện viên và đoàn viên thanh niên địa phương biểu diễn
Các tiết mục đặc sắc do chính các tình nguyện viên và đoàn viên thanh niên địa phương biểu diễn
Háo hức đón xem
Háo hức đón xem

Lan Anh – Hoàng Gia
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.