Multimedia Đọc Báo in

Rừng khộp mùa thay lá

16:49, 29/01/2013

Mỗi năm, rừng khộp Tây Nguyên có hai lần thay áo, phô diễn hết vẻ đẹp rực rỡ của mình trước đất trời cao nguyên. Lần thứ nhất là khi những cơn mưa đầu mùa tưới đẫm khắp những cánh rừng, cho những mầm non đâm chồi; nhưng quyến rũ nhất là lần thứ hai, khi rừng khộp bước vào  mùa thay lá.

Ở Việt Nam, rừng khộp phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, đặc biệt là vùng biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, nơi khí hậu chia hai mùa  rõ rệt. Vườn quốc gia Yok Đôn chính là khu bảo tồn thiên nhiên của loại rừng này vì: mùa khô cây lá rụng nhiều, ở mặt đất lại thường là các loại cỏ, cây le và cây con mọc dày đặc nên loại rừng này cực kỳ dễ cháy vào mùa khô. Tuy nhiên, điều ít ai ngờ chính lửa lại là yếu tố  làm trái cây có đủ điều kiện để nảy mầm và tạo nên sức tái sinh mãnh liệt của rừng khộp.
 
Ở Việt Nam, rừng khộp phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, đặc biệt là vùng biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Vườn quốc gia Yok Đôn chính là khu bảo tồn thiên nhiên của loại rừng này
Mùa khô đến, rừng khộp bắt đầu cho mùa thay lá.

 

Vào mùa khô, đất đai khô cằn, các dòng suối trong rừng hầu hết đều cạn kiệt, rừng bắt đầu trút lá
Những chiếc lá úa vàng bắt đầu rơi.

 

Vào mùa khô, rừng trơ trụi lá, đất đai khô cằn, các dòng suối trong rừng hầu hết đều cạn kiệt, nhìn như những khu rừng “chết”
Đất đai khô cằn, các dòng suối cạn kiệt, cây trút hết lá, cả rừng khộp nhìn như những khu rừng “chết”

 

Những đặc trưng đó đã khiến rừng khộp có một vẻ đẹp rất riêng
Nhưng cũng mang một vẻ đẹp rất riêng

 

Tạo nên những tác phẩm mang đậm chất Tây Nguyên

Và từ lâu, vẻ đẹp này đã trở thành niềm cảm hứng sáng tạo cho các nghệ sĩ, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo của những" Mùa Thu vàng"...


Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.