Multimedia Đọc Báo in

Ngày mùa trên vựa lúa Krông Ana

10:58, 25/04/2013

Vụ đông xuân năm nay, huyện Krông Ana canh tác hơn 5.000 ha lúa nước bằng các giống lúa chất lượng cao như: HT1, OM 2517, OMCS 2000, VND 95-19 và ML 48. Đến thời điểm này, các địa phương đã thu hoạch được khoảng hơn 30% diện tích, năng suất ước đạt trên 7 tấn/ha.

 

Kr ông Ana là một trong những vựa lúa lớn của tỉnh đang vào mùa thu hoạch
Krông Ana là một trong những vựa lúa lớn của tỉnh

Đi dọc qua các xã Bình Hòa, Quảng Điền, Dur Kmal những ngày này, những cánh đồng lúa đã chín vàng, tiếng máy gặt rộn ràng, các sân phơi đầy ắp lúa. Xã Bình Hòa là địa phương trọng điểm trồng lúa của huyện với diện tích hơn 1.000 ha, sản lương bình quân hàng năm khoảng 7.000 tấn.

Nông dân xã Bình Hòa thu hoạch lúa
Nông dân xã Bình Hòa thu hoạch lúa

 

Tại một số địa phương, lúa có thể đạt năng suất 9 - 12 tấn/ha
Tại một số địa phương, lúa có thể đạt năng suất 9 - 12 tấn/ha

Tại cánh đồng lúa thôn 6 – vùng đất lúa lớn nhất của xã, bà con nông dân đang tranh thủ thời tiết nắng ráo để thu hoạch. Đang gom những bao lúa đã gặt xong, chị Nguyễn Thị Thúy chia sẻ: “Nhà làm 3ha lúa, tuy mới gặt được mấy sào nhưng nhìn bông lúa trĩu nặng, vác bao lúa lên vai thấy nặng trĩu là biết năm nay được mùa!”

Chở lúa qua sông Krông Ana
Chở lúa qua sông Krông Ana

 

 

Mọi khoảng đất trống được tận dụng làm sân phơi
Mọi khoảng đất trống được tận dụng làm sân phơi


Sau khi thu hoạch, lúa được một số đại lý thu mua rồi chế biến và đem gạo bán tại các địa phương khác. Các nhà máy xay xát trên vùng lúa này bình quân mỗi ngày có thể xuất ra thị trường hàng trăm tấn gạo, trong đó riêng tại xã Bình Hòa có 4 nhà máy xay xát công suất 50 tấn/ngày.

 

Thị trấn Buôn Trấp và các xã Bình Hòa, Quảng Điền có nhiều nhà máy xay xát quy mô lớn
Thị trấn Buôn Trấp và các xã Bình Hòa, Quảng Điền có nhiều nhà máy xay xát quy mô lớn

Gạo ở đây có ưu điểm là thơm, ngon, dẻo nên được người mua ưa chuộng. Hiện tại, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện đã đăng ký với tỉnh lập Dự án xây dựng thương hiệu "Gạo thơm Krông Ana" tại xã Bình Hòa.

 

Gạo thơm Kr ông Ana được đóng bao và xuất đi các thị trường trong và ngoài tỉnh
Gạo thơm Krông Ana được đóng bao và xuất đi các thị trường trong và ngoài tỉnh

Đây là tín hiệu vui với người nông dân nơi đây, bởi khi có thương hiệu, hạt gạo của bà con sẽ có giá trị hơn nhiều, qua đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương, nâng cao cuộc sống những người trồng lúa.

Minh Thông
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.