Multimedia Đọc Báo in

Những ngày thi công nước rút trên công trình đường dây 500 kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông

08:55, 18/04/2014
Tuyến đường điện cao thế 500 kV Pleiku- Mỹ Phước- Cầu Bông có vốn đầu tư  9.288 tỷ đồng, với tổng chiều dài 445,04 km đi qua các tỉnh Gia Lai, Dak Lak, Dak Nông, Bình Phước, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh. Đây là công trình trọng điểm cấp Quốc gia, sau khi hoàn thành sẽ bảo đảm cung cấp điện kịp thời cho nhu cầu tăng trưởng phụ tải của khu vực miền Nam, tạo tiền đề cho việc nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam và liên kết lưới điện giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia giai đoạn sau 2015, cũng như tăng cường liên kết lưới điện truyền tải cấp 500 kV trên toàn quốc. Sau hơn 2 năm thi công, đến nay, công trình đang chuẩn bị về đích.
 
Phóng viên Dak Lak Online đã ghi lại một số hình ảnh trong giai đoạn nước rút trên các công trường:
 
Nhiều đoạn tuyến đi qua giữa rừng nên việc tập kết vật liệu và thi công gặp khó khăn
Nhiều đoạn tuyến xuyên rừng khiến việc tập kết vật liệu thi công gặp khó khăn

 

Để giảm bớt vất vả trong việc vận chuyển các cuộn cáp, anh em công nhân đã sáng chế ra thiết bị hỗ trợ gọi là Mễ đứng
Để giảm bớt vất vả trong vận chuyển các cuộn cáp, công nhân đã sáng chế ra thiết bị hỗ trợ gọi là "mễ đứng"

 

Công nhân điều chỉnh cuộn cáp chuẩn bị kéo dây
Thao tác điều chỉnh cáp cuộn chuẩn bị kéo dây,

 

Các vị trí phối hợp với nhau thông qua bộ đàm
Các nhóm thi công phối hợp nhau thông qua bộ đàm

 

Phút giải lao của anh em công nhân trên công trường
Phút giải lao hiếm hoi của công nhân trên công trường

 

Vận hành máy nổ phục vụ thi công
Vận hành máy nổ kéo cáp phục vụ thi công

 

Do địa hình phức tạp và công việc nặng nhọc phải thuê thêm người dân địa phương hỗ trợ
Do địa hình phức tạp và công việc nặng nhọc phải thuê thêm người dân địa phương làm các công việc nhẹ

 

Sau những ngày vất vả, hình hài đường dây 500 kV đã hiện lên sừng rững giữa núi rừng Tây Nguyên
Sau những ngày vất vả, hình hài đường dây 500 kV đã hiện lên sừng rững giữa núi rừng Tây Nguyên

 Minh Thông


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.