Multimedia Đọc Báo in

Nhức nhối nạn phá rừng ở vùng biên Ia Jlơi

15:17, 02/06/2014

Dù đã đóng cửa rừng, dừng chỉ tiêu khai thác đối với các công ty lâm nghiệp 4 năm nay,  nhưng tình trạng vi phạm tài nguyên rừng ở vùng biên Ia Jlơi (huyện Ea Súp) có chiều hướng gia tăng, chất lượng rừng ngày một suy giảm nghiêm trọng.

Những xe cày chất đầy gỗ nằm phơi mình giữa sân UBND xã Ia Jlơi; trong khuôn viên của phân trường 3 và cả trụ sở của Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ea H’mơ phần nào cho thấy mức độ tàn sát rừng ở đây “nóng” đến như thế nào:

Cách trụ sở của phân trường 3 thuộc Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ea H’mơ chưa đầy 1 km, chưa cần phải vào sâu trong  rừng, ngay trên đường lớn, những vạt rừng tan hoang, cây rừng bị cắt tỉa, cưa đốn, đổ ngổn ngang:

Nhiều cây gỗ dầu có đường kính khoảng 50 cm bị đốn hạ nhưng lâm tặc đã bỏ lại, nguyên nhân chính là do cây bị bọng (bị rỗng ruột):

Bên cạnh những cây to có tuổi đời cả 100 năm như thế này...

Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ea H’mơ đang quản lý và bảo vệ gần 17.700 ha, chủ yếu là rừng tự nhiên và chia thành 20 tiểu khu nhưng chẳng tiểu khu nào rừng còn được “ngủ yên”:

Bên cạnh những diện tích rừng do công ty lâm nghiệp quản lý, rừng do UBND xã Ia Jlơi quản lý cũng chung số phận. Tại Tiểu khu 73, rừng tan hoang, cây rừng đổ ngổn ngang, bị chặt hạ và đốt...

Nguyên nhân chính được các chủ rừng lý giải là do lực lượng mỏng, thiếu chế tài, chế độ chính sách để tăng cường quản lý bảo vệ rừng:

Đàm Thuần


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.