Multimedia Đọc Báo in

Đa dạng cách uống cà phê tại Ban Mê

17:59, 02/03/2017

Không chỉ là thức uống, cà phê còn trở thành một nét văn hóa của người dân Ban Mê nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung. Thực khách thưởng thức cà phê trong khi làm việc, khi gặp gỡ, bàn chuyện cùng đối tác, khi trò chuyện cùng bạn bè, người thân…

Đời sống phát triển, nhu cầu ẩm thực ngày càng cao và cách thức thưởng thức cà phê của người dân cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Nhiều công thức pha chế mới lạ đã được các quán cà phê ở TP. Buôn Ma Thuột đưa vào phục vụ công chúng, đặc biệt là du khách phương xa. Thông qua hương vị, công thức pha chế, phong cách phục vụ và cả cách bài trí quán... người Buôn Ma Thuột mong muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh, chất lượng và hình thức thưởng thức cà phê đa dạng của mảnh đất này.

Một số hình thức uống cà phê tại TP. Buôn Ma Thuột:

A

Phổ biến nhất hiện nay là hình thức pha cà phê Espresso bằng máy. Đây là hình thức pha cà phê có nguồn gốc từ nước Ý. Theo đó, bột cà phê được đưa vào máy ép cà phê. Nước trong máy có nhiệt độ từ 88°C đến 94°C và được ép với áp suất cao qua bột cà phê được xay rất nhuyễn. Thời gian pha một ly cà phê Epresso thường mất từ 20 đến 25 giây.  

4
Hình thức pha cà phê của người Nhật Bản cũng khá độc đáo. Người pha chế dùng một dụng cụ tên là Syphon. Bột cà phê và nước sôi được cho vào bình chứa ở phía trên, ở giữa các bình có một tấm lọc ngăn nước trào xuống.  
A
 Điểm độc đáo của cách pha cà phê này là việc đun nước sôi trong quả cầu thủy tinh được thiết kế khá đặc biệt ở bên dưới. Dưới sức ép của nhiệt, nước từ bình thủy tinh hình cầu sẽ chạy ngược lên bình thủy tinh hình trụ. Thông thường mất khoảng 40 giây đến 60 giây để thực hiện quy trình này. Sau khi nước chảy ngược lên trên thẩm thấu với cà phê, người dùng sẽ tắt bếp. Lúc này nước cà phê sẻ chảy ngược trở lại; riêng bột cà phê được giữ lại ở khối cầu thủy tỉnh ở bên trên. Nước cà phê càng tạo nhiều bọt thì hương vị càng đặc trưng
A
 Và đây là cách pha cà phê kiểu Pháp. Cách pha này cần dụng cụ Press Pod (gồm bình thủy tinh và piston lọc). Bột cà phê xay không nhuyễn được cho vào bình thủy tinh đựng nước nóng. Sau 5 phút, người dùng ấn nhẹ piston lọc thật chậm để tách bột cà phê và nước cà phê đã pha; sau khi tách xong là có thể dùng. Rất nhiều người thích thưởng thức cà phê pha theo kiểu này vì không mất nhiều thời gian và dễ làm, đồng thời chiết xuất được rất nhiều hương thơm từ bột cà phê

A
Hình thức pha cà phê bằng đá lạnh của người Hà Lan cũng không kém phần độc đáo. Người pha dùng một dụng cụ có ba phần: phần trên chứa đầy đá lạnh, nước lạnh nhỏ từng giọt và thẩm thấu qua bình chứa cà phê ở giữa, sau đó tiếp tục nhỏ xuống bình chứa ở bên dưới. Để thưởng thức cà phê theo kiểu đá lạnh, đòi hỏi người dùng phải kiên nhẫn, nhưng cũng khá thú vị khi nhìn từng giọt cà phê rơi. 

A
Pha cà phê bằng Drip Brew (còn gọi cà phê phễu) của người Đức. Để pha cà phê bằng phễu, người pha dùng ấm Gooseneck Spout (một loại ấm đun có vòi hình cổ ngỗng) đun một lượng nước sôi gấp đôi lượng nước cần để pha chế, ở nhiệt độ 87 – 90oC. Sau đó, người pha cho cà phê vào giấy lọc rồi đổ nước sôi theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài. Sau hơn 2 phút tùy theo lượng cà phê, người dùng có thể thưởng thức
A
Kiểu pha cà phê Espresso bằng bình Moka Express cũng mang lại nhiều hương vị mới lạ cho thực khách.

A

Hình thức pha cà phê trên cát nóng của Thổ Nhĩ Kỳ cũng được nhiều quán cà phê thực hiện. 


A
Người pha chuẩn bị một chảo cát trắng và mịn; sau đó cát sẽ được đun nóng lên đến gần 2.000oC, trên cát để sẵn một loại ấm mỏng hình chóp. Người pha cho hỗn hợp nước và cà phê được xay mịn vào các ấm đã để sẵn trên cát. Tiếp đó, đảo những ấm hình chóp đều trên cát, đến khi nước cà phê sôi và trào ra thì đổ vào ly, thêm đường, sữa, đá tùy khẩu vị và dùng ngay.

A
Với nhiều hình thức thưởng thức, cà phê đã thu hút sự quan tâm của du khách và chia sẻ với bạn bè và người thân trên mạng xã hội, qua đó quảng bá thêm hình ảnh cà phê Buôn Ma Thuột đến với bạn bè trong và ngoài nước

Nguyễn Gia


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.