Multimedia Đọc Báo in

Kỳ công nghề làm lân truyền thống

09:58, 10/09/2018

Trong khi nhiều người làm đầu lân truyền thống lần lượt bỏ nghề vì không tìm được đầu ra, thu nhập thấp... thì gia đình nghệ nhân Nguyễn Thái (ở phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột) vẫn quyết tâm gìn giữ nghề ông cha để lại suốt mấy chục năm qua.

Để có được một chiếc đầu lân ưng ý, những người thợ như ông phải trải qua nhiều công đoạn rất nghiêm ngặt từ việc làm khung, chọn tre, dán hồ cho đến trang trí mắt lân...

Một số hình ảnh về nghề làm lân truyền thống:

A
Càng gần đến Tết Trung thu, công việc làm lân của gia đình ông Nguyễn Thái  càng bận rộn hơn. (Trong ảnh: Ông Nguyễn Thái  đang tạo khuôn cho lân, khâu đầu tiên để làm đầu lân).

 

A
Sau khi tạo khuôn lân, người thợ phải bọc gạc quanh khung rồi bồi giấy. Trước khi dán, giấy được ngâm trong hồ và dán vừa đủ để lân nhẹ nhưng chắc chắn và không bị biến dạng. (Trong ảnh: Một người thợ phụ ông Thái bồi giấy cho lân).

 

A
 Sau đó đem phơi nắng để gạc, giấy và hồ kết dính lại.

 

A
Khi đầu lân đã khô, người thợ sẽ bọc "da" cho lân bằng những nguyên liệu như: giấy thiếc, vải kim sa, vải nhung... tùy theo yêu cầu của khách hàng. 

 

A
Nhưng khó nhất là trang trí đầu lân...

 

A
Công đoạn này đòi hỏi tay nghề của người thợ. Những họa tiết này giúp người xem phân biệt được tính tình của lân khi biểu diễn như: mạnh mẽ, hiền hậu, vui tính...

 

A
Để người xem có cảm giác như thật, người thợ sẽ dùng lông cừu trang trí cho lân. 

 

A
Những năm gần đây có nhiều bạn trẻ tìm đến và học nghề làm lân. 

 

A
Một học viên trẻ đang may trang phục cho lân.

 

A
Đầu lân đạt tiêu chuẩn phải có sự cân đối, hài hòa và tạo sự dễ dàng cho người múa lân khi thực hiện các động tác khác nhau. 

Nguyễn Gia


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.