Multimedia Đọc Báo in

Nông dân khóc ròng vì cây trồng khô hạn

10:09, 24/03/2020
Hiện nay, tại   một số địa phương trong tỉnh đang bị khô hạn, thiếu nguồn nước tưới.
 
Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, đơn vị và kiểm tra thực tế tại 7 huyện trong tỉnh (Ea H'leo, Ea Súp, M’ĐrắK, Ea Kar, Lăk, Krông Bông, Krông Năng) của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT), đến ngày 23-3 toàn tỉnh có 1.085 ha cây trồng bị hạn, trong đó có 491 ha lúa và 594 ha cây hoa màu các loại. Đã xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt cục bộ ở một số địa phương như: các xã Ea H'leo, Ea Sol, Cư Amung, huyện Ea H'leo (30 hộ); các xã Ea Trul, Jang Reh, huyện Krông Bông (127 hộ); xã Ia R’vê, Ia Lốp, Cư Kbang huyện Ea Súp (khoảng 300 hộ).

Theo Sở NN - PTNT, với diện tích cây trồng hiện có, thực trạng nguồn nước tưới và theo thông tin dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia các tỉnh ven biển Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên, đến giữa tháng 4- 2020 nếu trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có mưa, dự kiến có khoảng 30.000 ha cây trồng bị thiếu nước tưới (gồm 4.000 ha lúa, 1.000 ha hoa màu và 25.000 ha cây lâu năm). Trong đó: diện tích không còn nguồn nước để chống hạn có khả năng bị mất trắng khoảng 2.000 ha (gồm 500 ha lúa, 300 ha cây hoa màu và 1.200 ha lâu năm). Tình trạng thiếu nước sinh hoạt có thể xảy ra ở nhiều thôn buôn, kể cả khu vực có công trình cấp nước tập trung do giếng khoan bị cạn (dự kiến khoảng 2.000 hộ bị thiếu nước), chủ yếu ở các huyện: Ea Kar, Cư M'gar, Buôn Đôn, Ea H'leo, Krông Búk, Krông Bông, Lắk, Ea Súp.

Vì vậy, Sở NN - PTNT yêu cầu các đơn vị liên quan  và các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết; đồng thời tập trung triển khai thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 22-1-2020 việc tăng cường phòng, chống hạn hán trong mùa khô năm 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh. 

 
Dưới đây là một số hình ảnh về hạn hán ở các địa phương:
 
Cánh đồng Ea Pren (ở buôn Bhung, xã Cư Pui, huyện K rông Bông) Ảnh:V.Tâm
Hồ chứa nước tưới ở buôn Bhung (xã Cư Pui, huyện Krông Bông) khô nứt nẻ. Ảnh: Văn Tâm

 

 Nông dân xã Cư Mta (huyện M 'Đ'răk) xót xa nhìn lúa chết khô. Ảnh: N.Hoa
Nhiều diện tích lúa ở xã Cư Mta (huyện M 'Đ'răk) bị chết khô. Ảnh: Nguyên Hoa

 

Trưởng Phòng NN-PTNT huyện M'Đrắk Nguyễn Thế Thập đánh giá: so  với mọi năm mức độ và diễn biến hạn hán năm nay phức tạp hơn.  Ngoài diện tích lúa nước, ngô, sắn và mía bị thiếu nước tưới, tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra cục bộ tại một số điểm dân cư - điều này chưa xảy ra ở địa phương.  Ảnh: N.Hoa
Trưởng Phòng NN-PTNT huyện M'Đrắk Nguyễn Thế Thập đánh giá: so với mọi năm, diễn biến hạn hán năm nay phức tạp hơn. Ngoài diện tích lúa nước, ngô, sắn và mía bị thiếu nước tưới, tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra cục bộ tại một số điểm dân cư - điều này chưa xảy ra ở địa phương. Ảnh:  Nguyên Hoa

 

Ảnh: N.Quỳnh
 8 sào cà phê trồng được 2 năm của ông Y Bliêm Niê (buôn Cư Mtao, xã Ea Sin, huyện Krông Búk) dự kiến cho thu bói trong năm nay nhưng do không có nước tưới nên đang chết cháy. (Trong ảnh: Một cán bộ địa phương kiểm tra vườn cà phê của ông Y Bilêm). Ảnh: Như Quỳnh

 

Ảnh: N.Quỳnh
Suối Ea Súp Né (buôn Ea Kring, xã Ea Sin, huyện K rông Búk) đã cạn kiệt nước. Ảnh: Như Quỳnh

 

Ảnh: Linh Ân
 Còn đây là ao trữ nước tưới cho cánh đồng lúa ở buôn Sơ Đăng (xã Ea Sar, huyện Ea Kar). Người dân địa phương phản ánh, đây là lần đầu tiên nước trong ao bị cạn gần trơ đáy. Mùa khô năm 2016 ao trữ nước này cũng từng bị hạn, nhưng mực nước vẫn còn gần được nửa ao. Ảnh: Linh Ân

 

Phó Chủ tịch UBND xã Ea Sar (huyện Ea Kar) Văn Đình Thìn bất lực trước diện tích lúa đông xuân 2019 - 2020  ở cánh đồng buôn Sơ Đăngbị khô hạn. Ảnh: Linh Ân
Phó Chủ tịch UBND xã Ea Sar (huyện Ea Kar) Văn Đình Thìn kiểm tra diện tích lúa đông xuân 2019 - 2020 bị khô hạn ở cánh đồng buôn Sơ Đăng. Ảnh: Linh Ân

 

Ảnh: Linh Ân
Một số diện tích cà phê mới tái canh trên địa bàn xã Ea Sar cũng đang chết héo. Ảnh: Linh Ân

 

 Nắng hạn, nông  dân  xã Ea Sô (hueyẢnh: Linh Ân
Không đủ nước tưới, bà Hoàng Thị Thảo ở thôn 4 (xã Ea Sô, huyện Ea Kar) phải bỏ bớt diện tích trồng bầu, bí đao.  Ảnh: Linh Ân

 

Ảnh: Linh  Ân
Trước tình hình hạn hán, người dân xã Ea Sô (huyện Ea Kar) mua máy nổ bơm nước cứu cây trồng Ảnh: Linh Ân

 

Tương tự, tại huyện M'Đrắk bà con nông dân cũng đang bơm nước để cứu lúa. Ảnh: N.Hoa
Tại huyện M'Đrắk, bà con nông dân cũng đang bơm nước để cứu lúa. Ảnh: Nguyên Hoa
 
 Qua kiểm tra thực tế của Sở NN-PTNT, Ảnh: N.Hoa  
Hồ Ea Tung Xây, xã Cư Mta, huyện M'Đrắk bắt đầu cạn nước. Ảnh: Nguyên Hoa
 
Phòng Báo Điện tử thực hiện
 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.