Multimedia Đọc Báo in

Hồng Đà Lạt treo gió

21:14, 29/11/2020
Đà Lạt quyến rũ không chỉ vẻ đẹp của tự nhiên mà còn bởi những đặc sản hoa quả đặc trưng của xứ khí hậu miền núi ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Một trong những đặc sản làm "say' lòng du khách là hồng treo gió.
 
Hồng Đà Lạt treo gió giờ đây không còn xa lạ với du khách gần xa mỗi khi đến với xứ sở ngàn hoa. Song được lên Đà Lạt đúng mùa hồng, được đi dạo bên những gốc hồng sai trĩu quả; được tự tay hái những quả hồng căng mọng đung đưa trong cái se lạnh của những ngày cuối năm, đặc biệt là được mục sở thị cách làm hồng treo gió - sấy bằng gió - theo công nghệ Nhật Bản là một sự trải nghiệm không phải bất cứ ai cũng may mắn có được.
 
Những cơ sở sản xuất hồng Đà Lạt treo gió cho biết, sau một năm “ngậm” đủ nắng, gió, sương lạnh của đất trời, những trái hồng già căng tròn được thu hoạch, sơ chế rửa sạch, gọt vỏ, sấy bằng quạt điện khoảng 3 giờ ở nhiệt độ từ 50 - 60 độ C, sau đó treo thành dây để gió sấy tự nhiên trong khoảng 3 tuần mới cho ra thành phẩm. 
 
Vườn hồng Đà Lạt là một trong những điểm nhấn của thành phố ngàn hoa những tháng cuối năm. Đà Lạt vốn đã lạnh nhưng những ngày lập đông lại càng thêm lạnh hơn. Và chính điều kiện thời tiết này đã giúp vườn hồng phát triển thuận lợi. Những quả hồng chuyển từ màu xanh sang cam rồi chín mọng, đỏ rực. Ảnh: Hữu Nết
Vườn hồng Đà Lạt là một trong những điểm nhấn của thành phố ngàn hoa. Thời tiết Đà Lạt từ tháng 9 đến tháng 12 mỗi lúc một lạnh hơn. Chính điều kiện thời tiết này giúp vườn hồng phát triển thuận lợi.  Ảnh: Hữu Nết

 

Những quả hồng chín mọng.
Những quả hồng đang từ sắc xanh chuyển sang màu cam rồi chín đỏ mọng.

 

3
Những quả hồng to, tươi, chắc tay, không bị dập sau khi thu hái về được làm sạch, gọt sạch vỏ. Một lưu ý trong lúc gọt vỏ là không cắt bỏ cuống hoặc ít nhất thì còn nguyên tai.

 

1
Từng quả hồng được buộc treo lên dây sau khi đã được "tắm" qua rượu hoặc nước sôi để chống nấm mốc, rồi dùng giấy khô sạch thấm khô tai và xung quanh bề mặt quả hồng.

 

Hồng được treo nơi thoáng gió, khô ráo, ít côn trùng.
Hồng được treo nơi thoáng gió, khô ráo, ít côn trùng.

 

Quả hồng hứng ánh nắng trực tiếp thì thời gian thu hoạch nhanh hơn, ngọt hơn trong bóng râm. Quả hồng ở trong bóng râm và khô bằng gió trời hoặc quạt, sẽ cho màu đẹp tươi hơn, nhưng không ngọt bằng. Tất nhiên bớt ngọt chút chẳng sao vì hồng treo nhiều khi còn ngọt quá. Như Phú Lộc ở trong nhà kính, chỉ hứng ánh nắng vừa đủ vì còn được phủ lớp nilon phía trên, còn lại họ bật quạt.
Quả hồng hứng ánh nắng trực tiếp thì thời gian thu hoạch nhanh hơn, ngọt hơn phơi trong bóng râm. Song quả hồng treo trong bóng râm, khô bằng gió trời hoặc quạt cho màu đẹp tươi hơn, nhưng vị không ngọt bằng. 

 

10
Sản phẩm hồng Đà Lạt treo gió có giá cao hơn hồng sấy than, bởi thời gian cho ra một mẻ thành phẩm lâu, phải mất 7 - 10 kg hồng tươi mới cho ra được 1 kg hồng thành phẩm. Công việc này còn phải phụ thuộc vào thời tiết, nếu gặp mưa sản phẩm bị thâm coi như phải đổ bỏ.

 

7
Tùy điều kiện thời tiết và quả hồng nhỏ hay to, khi bề mặt quả hồng đã khô như một lớp da dai nhẹ bọc bên ngoài, bên trong mềm ra và xuống mật, thì đến một công đoạn đòi hỏi sự khéo léo nhẹ nhàng, đó là massage (thủ công), những nơi sản xuất nhiều sẽ cho vào máy quay (lộn nhào trái hồng).

 

9
 Thành phẩm hồng trứng treo gió có bề mặt dai nhẹ, bên trong mềm ướt mật vàng óng ánh, thơm và ngọt, có màu vàng tươi.

 

 Hồng Đà Lạt treo gió là món quà không thể thiếu của du khách để tặng người thân, bạn bè mỗi khi
Hồng Đà Lạt treo gió có vị thơm tự nhiên đặc trưng của trái hồng, có vị ngọt thanh, mềm, dẻo và tan dần trong miệng…, là quà tặng người thân, bạn bè của du khách mỗi khi đến thành phố du lịch nổi tiếng trong nước - Đà Lạt.


Nguyên Hoa - Võ Trang 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.