Multimedia Đọc Báo in

Ngân hàng CSXH cho vay ưu đãi hơn 10 triệu lượt hộ nghèo

13:30, 26/05/2011

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (CSXH) đã cho vay ưu đãi hơn 10 triệu lượt hộ nghèo, tạo điều kiện cho hơn 2 triệu lao động có việc làm, giúp gần 2 triệu học sinh, sinh viên nghèo được vay vốn học tập.

a
Vốn tín dụng chính sách đã giúp nhiều hộ nghèo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả (Ảnh minh họa)
 
Sau hơn 8 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác, Ngân hàng CSXH đã tập trung được nguồn vốn khá lớn của Nhà nước vào một đầu mối, tạo được bước đột phá trong công tác hỗ trợ giảm nghèo. Từ 3 chương trình, đến nay đã có 18 chương trình tín dụng ưu đãi cho 12 đối tượng chính sách với tổng vốn là hơn 91 nghìn tỷ đồng (tăng gấp 12 lần so với cuối năm 2002); đã cho vay hơn 10 triệu lượt hộ nghèo, tạo điều kiện  cho hơn 2 triệu lao động có việc làm, giúp gần 2 triệu học sinh, sinh viên nghèo được vay vốn học tập. Chất lượng tín dụng không ngừng được cải thiện, nợ xấu, nợ quá hạn giảm dần, từ 13,75% xuống còn 1,2% cuối năm 2010, tỉ lệ sử dụng nguồn vốn tăng từ 48% lên 97%. Đặc biệt, mô hình tổ chức và phương thức quản lý kênh tín dụng chính sách phù hợp với điều kiện, đặc điểm của nước ta và các cam kết quốc tế đã được xây dựng, góp phần đáp ứng yêu cầu tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại.
 
Hiện nay, Ngân hàng CSXH đã xây dựng xong dự thảo Chiến lược phát triển giai đoạn 2011 – 2020; mục tiêu nhằm xây dựng Ngân hàng CSXH trở thành ngân hàng vừa làm tốt chức năng tín dụng ưu đãi của Nhà nước vừa phát triển các dịch vụ tài chính đối với người nghèo, người có thu nhập thấp để trở thành ngân hàng hàng đầu trong hệ thống tài chính vi mô ở khu vực ASEAN.

 

Theo Chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.