Multimedia Đọc Báo in

Cố gắng đưa nợ xấu ngân hàng xuống dưới 3% vào năm 2015

16:55, 31/10/2012

Đó là khẳng định của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khi thông tin với đại biểu Quốc hội về quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (NH) trong phiên thảo luận chiều 30-10-2012 về tình hình kinh tế- xã hội năm 2012 và kế hoạch năm 2013.

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, cả Việt Nam và quốc tế cũng không có bộ quy định thống nhất nào về việc xác định nợ xấu. Bên cạnh yếu tố định lượng còn có nhiều yếu tố định tính về con số nợ xấu. Đó là nguyên nhân dẫn tới việc có sự khác nhau về con số nợ xấu giữa các tổ chức đánh giá về nợ xấu. Thế giới cũng đã ghi nhận con số đánh giá của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đó thường là con số tham khảo có giá trị nhất. Do vậy, con số xác định nợ xấu mà NHNN đưa ra là con số được cho rằng có cơ sở nhất.
Diễn biến nợ xấu của hệ thống NH phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô. Đầu năm 2012 tỷ lệ hàng tồn kho rất lớn và tỷ lệ nợ xấu tăng theo trong tháng đầu năm nhưng từ tháng 6 đến nay tốc độ tăng tỷ lệ nợ xấu đã chậm lại. Về xử lý nợ xấu không chỉ phụ thuộc vào ý chí của hệ thống NH mà là của cả nền kinh tế nên phải có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cơ quan, các lĩnh vực mới có thể xử lý được. Nếu chỉ nợ xấu của hệ thống NH với DN thông qua hoạt động sản xuất - kinh doanh thì trước tiên NH có trách nhiệm xử lý cùng DN. Nhưng hiện nay hàng tồn kho cũng là nợ xấu.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết thêm: Hiện nay, NHNN đã xây dựng xong Đề án xử lý nợ xấu, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến thẩm quyền của Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan khác nên tới đây Chính phủ sẽ báo cáo với Bộ Chính trị. Tôi không thể hứa gì về xử lý nợ xấu này. Nhưng trên cơ sở đề án, sự phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, và theo Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, thì đến năm 2015 cố gắng đưa nợ xấu của hệ thống NH xuống dưới 3% theo đúng thông lệ của chuẩn mực quốc tế”

L.N (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.