Multimedia Đọc Báo in

Tiếp tục ưu tiên vốn cho Tây Nguyên

04:52, 17/04/2013

NHNN Việt Nam cho biết, trong thời gian tới, toàn ngành sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách,  phát triển mạng lưới để điều tiết, phân bổ tốt nguốn vốn tín dụng, phát triển dịch vụ tài chính-ngân hàng phát triển kinh tế Tây Nguyên.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, NHNN chủ trì phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nguyên, cấp ủy, chính quyền địa phương các tỉnh Tây Nguyên xây dựng đề án tổng thể của ngành NH phục vụ phát triển kinh tế Tây nguyên để triển khai trong toàn hệ thống; chỉ đạo các TCTD trong việc mở rộng mạng lưới, tập trung vốn tham gia tài trợ các chương trình tín dụng đặc thù cho kinh tế Tây Nguyên.
Các TCTD, nhất là NHTM Nhà nước tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ của tổ chức quốc tế để nghiên cứu triển khai chính sách cho vay theo hướng: cho vay theo chuỗi giá trị, cho vay theo dòng tiền, để tạo điều kiện doanh nghiệp (DN) dễ dàng hơn trong tiếp cận vốn tín dụng không cần nhiều tài sản thế chấp. Các NHTM Nhà nước phải đi đầu trong việc đóng vai trò trung tâm tạo lập ra các chuỗi giá trị từ nhà cung cấp đầu vào về nguyên vật liệu, con giống, đến người nông dân sản xuất, DN thu mua chế biến xuất khẩu, các siêu thị nhà hàng, đưa hàng hóa đến người tiêu dùng trong cả nước nhằm kích cầu nội địa và thiết thực tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho sản xuất chế biến nông sản hàng hóa của Tây Nguyên.
Ngân hàng Chính sách xã hội tổng kết đánh giá các chương trình cho vay trong toàn vùng để có sự gắn kết tốt hơn với nhiều chương trình đầu tư cho an sinh xã hội của 5 tỉnh trong vùng, gắn kết với chương trình khuyến nông, khuyến công; tập trung khai thác tối đa các nguồn lực của trung ương và địa phương, ưu tiên dành nguồn vốn cho vay theo các chương trình 5 tỉnh trong vùng với mức tăng cao hơn so mức tăng trong toàn quốc từ 5-7%/năm. Cán bộ tín dụng của NHCS phải trở thành một trong thành viên của tổ tư vấn về cách thức làm ăn để giúp đỡ bà con thoát nghèo vươn lên làm ăn khá.
Chi nhánh NHNN các tỉnh trong vùng tập trung rà soát đánh giá phát triển mạng lưới của các TCTD, phối hợp với Cơ quan Thanh tra Giám sát (NHNN) xử lý nhanh về thủ tục mở chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại huyện, xã vùng sâu, vùng xa, cũng như giám sát bảo đảm sự an toàn của các TCTD.
 

Lê Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.