Multimedia Đọc Báo in

Kết quả thu hồi nợ thuế còn thấp

14:21, 07/06/2013

Từ đầu năm đến nay, tình trạng nợ đọng thuế tiếp tục tăng cao ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố. Chỉ tính riêng nợ có khả năng thu tại thời điểm cuối tháng 4-2013 đã tăng 114 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2012.

Cán bộ Chi cục Thuế TP. Buôn Ma Thuột (bên phải) làm việc tại trụ sở người nộp thuế để động viên họ thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách
Cán bộ Chi cục Thuế TP. Buôn Ma Thuột (bên phải) làm việc tại trụ sở người nộp thuế để động viên họ thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách

Một số đơn vị có nợ thuế tăng nhiều, gồm: Chi cục thuế TP. Buôn Ma Thuột tăng hơn 64 tỷ đồng, CCT huyện Ea H’leo (hơn 27 tỷ đồng), Văn phòng Cục Thuế (hơn 12 tỷ đồng), CCT huyện Cư M’gar (gần 8,5 tỷ đồng)…
Cục Thuế cho biết, những tháng đầu năm 2013, việc thu hồi nợ đọng thuế đã được triển khai  quyết liệt, bằng nhiều hình thức, như: tổ chức hội nghị chuyên đề bàn về công tác thu hồi nợ đọng thuế; trực tiếp làm việc với người nộp thuế có số thuế nợ lớn để nắm bắt nguyên nhân và động viên họ thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách; thường xuyên xác minh, thu thập thông tin của người nộp thuế cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan đến người nộp thuế để áp dụng các biện pháp thu, cưỡng chế nợ thuế kịp thời… Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng vẫn còn cao.
Về kế hoạch những tháng tiếp theo, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các giải pháp đã được đề ra, Cục Thuế cũng đã yêu cầu các đơn vị có số nợ thuế lớn, dài ngày phải tham mưu cho UBND cùng cấp thành lập các đoàn liên ngành để đôn đốc thu. Đặc biệt, chi cục trưởng chi cục thuế phải chịu trách nhiệm chính nếu để nợ thuế tăng do không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp thu, xử lý, cưỡng chế nợ thuế theo quy định.

Lê Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.