Multimedia Đọc Báo in

Phấn đấu đến năm 2015, dư nợ do Đoàn quản lý đạt 450 tỷ đồng

15:58, 18/07/2013

Chiều 17-7-2013, Chi nhánh NH Chính sách xã hội và Tỉnh đoàn Dak Lak đã phối hợp tổ chức tổng kết 10 năm ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

a
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách được vay, đoàn viên Nguyễn Đức Cường, (bìa phải) thôn 13, xã Ea Ktur, Cư Kuin đã đầu tư chăm sóc cà phê tốt hơn

10 năm qua, 2 đơn vị trên đã có nhiều cố gắng đưa đồng vốn tín dụng chính sách đến các đối tượng thụ hưởng, theo đó, số hộ vay vốn và dư nợ tín dụng cũng tăng trưởng đáng kể qua các năm. Nếu như năm 2004, tổ chức Đoàn thanh niên chỉ quản lý hơn 470 hộ vay vốn, dư nợ gần 2,7 tỷ đồng thì đến tháng 6-2013, số hộ vay vốn đã hơn 20.700, dư nợ gần 332 tỷ đồng. Nhiều hộ vay vốn đã đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp, từng bước thoát khỏi đói nghèo và tiến tới làm giàu. Dù vậy, việc quản lý nguồn vốn ủy thác của tổ chức Đoàn cũng còn một số hạn chế, so với các đoàn thể được ủy thác khác, dư nợ do tổ chức Đoàn quản lý xếp vào loại thấp nhất; toàn tỉnh còn 55 xã có tổ chức Đoàn chưa tham gia quản lý nguồn vốn ủy thác; công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa tổ chức Đoàn và Ngân hàng Chính sách xã hội chưa thường xuyên; một số đơn vị chưa làm tốt công tác khảo sát nhu cầu vay vốn của thanh niên và nhân dân nên việc cho vay chưa kịp thời…  Thời gian tới, Tỉnh đoàn và Chi nhánh NH Chính sách xã hội Dak Lak sẽ tập trung xây dựng và củng cố các tổ tiết kiệm và vay vốn; tăng cường kiểm tra sử dụng vốn vay; gắn cho vay xây dựng các mô hình phát triển kinh tế với nông thôn mới; tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn về công tác quản lý cho vay vốn… Phấn đấu đến năm 2015, dư nợ do tổ chức Đoàn quản lý đạt 450 tỷ đồng.

Nhân dịp này, BCH Tỉnh đoàn đã tặng Bằng khen cho 8 tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Lê Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.