Multimedia Đọc Báo in

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Dak Lak

15:04, 15/10/2013

Sáng 15-10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Chi nhánh NHNN Dak Lak về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn những tháng đầu năm 2013 và trao đổi một số vấn đề cử tri quan tâm

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Theo báo cáo của Chi nhánh NHNN Dak Lak: 9 tháng đầu năm 2013 các TCTD trên địa bàn đã có nhiều nỗ lực trong huy động và giải ngân vốn cho vay. Đến cuối tháng 9-2013, tổng vốn huy động đạt 20.422 tỷ đồng, tăng gần 7%; tổng dư nợ cho vay 37.696 tỷ đồng, tăng 8,6% so với đầu năm; nợ xấu 554 tỷ đồng, chiếm 1,5% tổng dư nợ. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự dịch chuyển mạnh mẽ, đúng định hướng của địa phương. Điển hình là dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 17.225 tỷ đồng, chiếm 62% tổng dư nợ và tăng gần 7,5% so với đầu năm. Đối với hoạt động kinh doanh vàng, Chi nhánh NHNN Dak Lak đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đưa hoạt động này đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật. Về nhiệm vụ những tháng cuối năm, Chi nhánh NHNN sẽ tập trung chỉ đạo các TCTD mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả, đẩy mạnh cho vay các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là chương trình tái canh cà phê; xem xét giảm lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tăng cường công tác thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận, trao đổi nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động ngân hàng, như hỗ trợ NH xử lý tài sản thế chấp, thu hồi nợ; tăng mức cho vay, nhất là cho vay sản xuất, kinh doanh cà phê và cho vay hộ nghèo; tiếp tục giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn; cải cách thủ tục vay vốn…

Lê Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.