Multimedia Đọc Báo in

Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tăng mạnh

10:17, 25/12/2013

Qua 3 năm triển khai Nghị định 41/2010/NĐ-CP, tín dụng đầu tư phát triển đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (NN-NT) đã đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ.

Tính đến 30-9-2013, dư nợ cho vay NN-NT (chưa bao gồm Ngân hàng Chính sách xã hội) đạt 646.706 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với cuối năm 2012, chiếm tỷ trọng 19,58% dư nợ của nền kinh tế. Tốc độ tăng bình quân của dư nợ tín dụng cho vay NN-NT trong 3 năm (2010- 2012) là 24,5%.

Cơ cấu tín dụng cho phát triển NN-NT tương đối toàn diện, bao gồm tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân. Bước đầu, hoạt động tín dụng ngân hàng đã kết hợp với các chính sách khác của nhà nước như chính sách khuyến nông, khuyến công để tạo nên hiệu quả tổng hợp của chương trình.

Dù vậy, tín dụng phát triển NN-NT còn nhiều khó khăn, thách thức, như: nguồn vốn cho vay hạn chế; khả năng huy động vốn trên địa bàn NN-NT còn thấp; TCTD còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn để xử lý rủi ro, hỗ trợ khách hàng; tính liên kế trong sản xuất nông nghiệp còn thiếu chặt chẽ; tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhân trang trại và xác nhận giấy tờ vay vốn ở các địa phương còn chậm, ảnh hưởng tới tiến độ thẩm định, quyết định cho vay vốn, tới việc sản xuất kinh doanh mang nhiều tính thời vụ ở địa bàn nông thôn... Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời gian tới, bên cạnh nỗ lực của ngành ngân hàng, cần có sự chủ động, tích cực hơn của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương để tháo gỡ những khó khăn về nguồn vốn, thủ tục; hoàn thiện cơ sở pháp lý, đặc biệt là việc triển khai và ban hành các văn bản pháp luật về đất đai; tăng cường tính liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ thông tin...

Lê Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.