Multimedia Đọc Báo in

Từ 1-6-2014, buộc công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn vàng trang sức mỹ nghệ lưu thông trên thị trường.

15:23, 05/12/2013

Ngày 26-9-2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN quy định về quản lý đo lường trong hoạt động kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường.

a
Sắp tới, "tuổi" vàng trang sức mỹ nghệ sẽ được quản lý chặt chẽ hơn (ảnh minh họa)

Thông tư 22 có hiệu lực từ ngày 1-6-2014 và được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ, kinh doanh mua, bán vàng miếng. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ và quản lý đo lường trong hoạt động kinh doanh vàng.

Một trong những nội dung quan trọng của Thông tư 22 là vàng trang sức mỹ nghệ chỉ được phép lưu thông trên thị trường khi đã có công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn. Tiêu chuẩn công bố áp dụng là tập hợp các thông số kỹ thuật và thông tin bắt buộc (thông tin về sản phẩm, nhà sản xuất, phân phối như tên hàng hóa, tên, địa chỉ nhà sản xuất, phân phối, nhãn hiệu hàng hóa, mã ký hiệu sản phẩm, ...; thông tin về yêu cầu kỹ thuật như khối lượng vàng hoặc thành phần hợp kim có chứa vàng, hàm lượng vàng, kiểu sáng, kích cỡ, vật liệu gắn lên vàng, ký hiệu đối với vàng trang sức mỹ nghệ, mô tả đặc điểm riêng của vàng trang sức mỹ nghệ...; ghi ký hiệu đối với sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ) hoặc nội dung cần thiết khác về sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ do tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng tự công bố dựa trên tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn cơ sở.

Việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vàng trang sức mỹ nghệ do tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng tự thực hiện theo một trong các cách sau: trên bảng niêm yết giá, bao bì của sản phẩm, nhãn hàng hóa của sản phẩm hoặc trên tài liệu kèm theo sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ.

Lê Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.