Multimedia Đọc Báo in

Công ty TNHH phân bón Bình Phước: Cam kết khắc phục sự cố sản phẩm phân bón không bảo đảm chất lượng

09:10, 19/08/2011

Đầu quý 2-2011, một khách hàng ở xã Tam Giang huyện Krông Năng mua 3 tấn phân bón NPK 16-16-8-13S (trị giá 30 triệu đồng) tại một cửa hàng kinh doanh phân bón trong xã và đã bón gần hết cho vườn cà phê, chỉ còn lại hơn 1 bao. Theo thông tin ghi trên nhãn mác bao bì thì đây là sản phẩm của Công ty phân bón Bình Phước - ấp 6 xã Tân Thành, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Sau khi bón phân, thấy cây trồng bị vàng lá, rụng trái, khách hàng kiểm tra bao phân còn lại phát hiện có lẫn cát lạo sạo, khi mang hòa nước thì thấy đọng lại rất nhiều cát, nên đã báo lại chủ cửa hàng, đề nghị bồi thường. Chủ cửa hàng cho biết, lượng phân bón này nằm trong lô hàng hơn 7,8 tấn được mua từ một đại lý phân bón ở huyện Ea Kar, đã tiêu thụ hết 7,2 tấn (trị giá 72 triệu đồng), còn tồn ở cửa hàng 6 tạ. Qua qua kiểm tra  số phân trên cũng đều thấy có hiện tượng tương tự nên đã khiếu nại vụ việc đến Hội BVQLNTD Dak Lak.

Đại diện các bên liên quan tại buổi làm việc.
Đại diện các bên liên quan tại buổi làm việc.
Ngày 18-8, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Dak Lak đã mời các bên liên quan là đại diện nhà sản xuất, nhà phân phối, khách hàng đến họp giải quyết vụ việc. Ông Ngô Văn Toản, Giám đốc Công ty TNHH phân bón Bình Phước đã xác nhận: “đây là sản phẩm của Công ty, nhưng chỉ là một lượng hàng rất nhỏ nằm trong lô hàng bị lỗi, có nhiều tạp chất do sơ suất trong khâu xuất xưởng vào tháng 2-2011 nên vô tình gây thiệt hại cho người tiêu dùng”. Công ty đã xin lỗi khách hàng, thỏa thuận hỗ trợ thiệt hại 50% giá trị lượng hàng đã tiêu thụ; đồng thời cam kết sẽ chú trọng kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm để khách hàng yên tâm tin dùng.

Lê Trung

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.