Sau 12 năm thực hiện Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm: Đẩy mạnh công tác phòng ngừa là giải pháp quan trọng
Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm (CTQGPCTP) giai đoạn 1998 - 2010 của tỉnh vừa được tổng kết với những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ trong việc hạn chế tình hình tội phạm trên địa bàn. Để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về Chương trình này, phóng viên Báo Dak Lak đã có cuộc trao đổi với Đại tá Đoàn Đình Hón, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội tỉnh.
*Ông có thể cho biết một số kết quả nổi bật sau 12 năm thực hiện CTQGPCTP ở tỉnh ta?
Đại tá Đoàn Đình Hón đang trao đổi với phóng viên. |
Công an Dak Lak (Việt Nam) và CA Mondunkiri (Campuchia) thường xuyên hợp tác trong công tác phòng chống tội phạm. (Ảnh: Trọng Tính) |
*Để thực hiện tốt CTQGPCTP thì không chỉ có riêng ngành Công an mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành. Vậy, ông đánh giá thế nào về sự phối hợp nói trên?
Một trong những mục tiêu CTQGPCTP đặt ra là huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm. Trên thực tế, nguyên nhân dẫn đến tội phạm xảy ra có nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân đáng quan tâm nhất là công tác quản lý, giáo dục, phát hiện, ngăn chặn các đối tượng có điều kiện, có tư tưởng phạm tội ngay từ đầu. Vì vậy, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành với lực lượng công an trong quản lý, giáo dục các đối tượng cũng như tham gia nâng cao cảnh giác về phương thức, thủ đoạn tội phạm hoạt động trên địa bàn để dân biết, dân tự phòng ngừa nhằm hạn chế các điều kiện mà tội phạm có thể lợi dụng để gây án là rất quan trọng. Trong những năm qua, sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành và toàn dân tham gia công tác phòng ngừa ở tỉnh ta được thực hiện rất tốt nên khâu phòng ngừa đạt được hiệu quả tương đối cao, góp phần ngăn chặn và làm giảm tỷ lệ phạm tội xảy ra trên địa bàn xuống mức thấp. Chính vì vậy, sau 12 năm tổng kết lại, nếu như trước đây tình hình tội phạm ở Dak Lak diễn ra khá phức tạp, thì đến nay đã có chiều hướng giảm về các loại tội phạm, đặc biệt tỷ lệ phạm pháp giảm hẳn.
Cơ quan công an làm việc với nhóm đối tượng dùng hung khí đánh chết người. (Ảnh: Trường Minh) |
*Sau 12 năm triển khai, Ban Chỉ đạo Chương trình đã rút ra bài học kinh nghiệm gì cho công tác thực hiện cũng như một số dự báo tình hình trong giai đoạn tiếp theo, thưa ông?
Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất mà chúng tôi rút ra sau 12 năm thực hiện Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm đó là đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phòng là chính, phòng không để xảy ra. Và muốn đạt được yêu cầu phòng, không để xảy ra thì việc huy động các cấp, các ngành và mọi người dân tham gia công tác phòng ngừa, phòng cho cá nhân mình, gia đình mình, cơ quan mình, tổ dân phố mình không có những sơ hở, không có những điều kiện để bọn tội phạm lợi dụng gây án là rất cần thiết. Đây là bài học kinh nghiệm lớn nhất để tiếp tục tổ chức thực hiện trong thời gian tới nhằm giảm mức xảy ra thấp nhất. Còn khi đã xảy ra rồi thì trách nhiệm của lực lượng công an là trực tiếp đấu tranh với các loại tội phạm. Chúng tôi sẽ tập trung huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng công an tỉnh, công an các huyện, thành phố, thị xã để tập trung điều tra, khám phá nhanh, phát hiện và xử lý nghiêm nhằm góp phần răn đe, giáo dục các đối tượng khác…
Từ năm 2010 trở đi, nền kinh tế nước ta hội nhập cao với kinh tế thế giới, tự do hóa thương mại được đẩy mạnh, đầu tư tài chính, luân chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động tiếp tục được mở rộng. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường, của sự tăng trưởng mạnh mẽ là tình trạng thất nghiệp, nghề nghiệp không ổn định, phân hóa giàu nghèo, các tệ nạn xã hội ngày càng nhức nhối và không chỉ diễn ra ở thành phố mà còn xâm nhập đến tận nông thôn. Bên cạnh đó, hiện nay, rất nhiều trẻ em không còn hào hứng với các trò chơi mang tính vận động tập thể mà đam mê những trò chơi trong “thế giới ảo” của game online dẫn đến sa sút trong học tập, rồi bỏ học và chạy theo những thói hư tật xấu. Tất cả những điều này là căn nguyên khiến cho tình trạng các loại tội phạm có xu hướng gia tăng. Một số loại tội phạm kinh tế như buôn bán hàng cấm, sản xuất và buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế sẽ phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường diễn ra nghiêm trọng và trên hầu hết các lĩnh vực, địa bàn; tội phạm liên quan đến sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp…
*Ông có thể cho biết, trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Chương trình có kế hoạch gì để chủ động đối phó với tình hình tội phạm trên địa bàn?
Để chủ động đối phó với tình hình tội phạm, kiềm chế và làm giảm tội phạm, nhất là tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm có tổ chức, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên, tội phạm ma túy… tạo môi trường xã hội lành mạnh, bình yên, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội tập trung vào một số mặt công tác lớn. Đó là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, trong đó chú ý đến đồng bào ở thôn, buôn vùng sâu, vùng xa; đồng thời, tuyên truyền các phương thức, thủ đoạn, hoạt động của các loại tội phạm để nhân dân biết cách phòng ngừa; tăng cường xét xử lưu động các vụ án điểm, gây bức xúc trong nhân dân nhằm tuyên truyền, giáo dục, răn đe các đối tượng; tiếp tục xây dựng khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và biểu dương kịp thời những gương người tốt, những việc làm hay, những cách làm mới, mô hình tiêu biểu về phòng chống tội phạm để nhân rộng. Kế đến là tập trung giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện ngay tại địa bàn cơ sở, không để phát sinh thành các điểm nóng phức tạp; xây dựng củng cố và phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ hòa giải, tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. Bên cạnh đó, cũng sẽ đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi người dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; đồng thời thực hiện có hiệu quả các kế hoạch liên tịch, liên ngành đã ký kết giữa các ngành trong lĩnh vực phòng chống tội phạm; củng cố và phát huy hiệu quả việc thực hiện của các hương ước, quy ước ở thôn, buôn, tổ dân phố. Ngoài ra, công tác phòng, chống tội phạm cũng sẽ được gắn chặt với công tác phòng, chống ma túy, phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân…
*Xin cảm ơn ông!
Ý kiến bạn đọc