Multimedia Đọc Báo in

Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cư Kuin: Thực hiện hiệu quả phong trào "Xóa một hộ đói, giảm một hộ nghèo"

09:59, 11/06/2015

Cụ thể hóa phong trào “Xóa một hộ đói, giảm một hộ nghèo”, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cư Kuin đã triển khai nhiều hoạt động giúp đỡ các hộ nghèo trên địa bàn huyện như: hỗ trợ sổ tiết kiệm; xây nhà tình nghĩa; giúp thực hiện các mô hình sản xuất, chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình và tham gia xây dựng nông thôn mới.

Bà H’Um Bdap cùng với cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự huyện  Cư Kuin thăm vụ mùa tiêu đầu tiên của gia đình.
Bà H’Um Bdap cùng với cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cư Kuin thăm vụ mùa tiêu đầu tiên của gia đình.

Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cư Kuin đã duy trì hiệu quả phong trào “Hũ gạo vì người nghèo”. Gần 3 năm qua, từ “hũ gạo vì người nghèo”, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã phối hợp với Ban Dân vận Huyện ủy, cấp ủy, chính quyền xã Ea Bhôk giúp đỡ gia đình anh Y Thũe Knul, buôn Ê Kmõng, xã Ea Bhôk, có hoàn cảnh rất khó khăn: mẹ già bị mù mắt và 2 con nhỏ, sống trong căn nhà gỗ dột nát, chỉ có 3 sào đất trồng hoa màu, cuộc sống phụ thuộc vào đi làm thuê. Đơn vị đã tặng gia đình một con bò giống trị giá trên 10 triệu đồng, góp 10 ngày công, mua vật liệu, xây dựng chuồng trại kiên cố với số tiền 6 triệu đồng. Năm 2014, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cư Kuin tiếp tục chọn giúp đỡ gia đình bà H’Um Bdap (sinh năm 1958, ở xã Dray Bhăng) cải tạo lại gần 50 gốc tiêu, 100 gốc cà phê và một sào đất trồng hoa màu; trong đó, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã cử cán bộ, nhân viên và lực lượng dân quân xã bỏ ra 100 ngày công cùng với gia đình cải tạo đất, hướng dẫn kỹ thuật, cách chăm sóc cây hồ tiêu, cà phê, hỗ trợ giống ngô, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ sự giúp đỡ của Ban Chỉ huy Quân sự huyện, hiện nay kinh tế hai hộ nói trên đang có hướng phát triển tốt.

Phan Diệm


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.