Multimedia Đọc Báo in

Khởi công xây dựng cột mốc biên giới số 41 và số 43

18:18, 06/03/2017
Sáng 6-3, tại xã Ea Bung huyện Ea Súp, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Lễ khởi công xây dựng cột mốc biên giới số 41 và số 43.
 
Đến tham dự có Bí thư Tỉnh ủy Êban Y Phu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Y Biêr Niê; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh; Phó Tỉnh trưởng tỉnh Mundulkiri (Vương quốc Campuchia) Ching So Chan Tha; đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị của tỉnh.
 

Các đại biểu tham dự lễ khởi công

Cột mốc số 41 và mốc số 43 thuộc đoạn biên giới đất liền tiếp giáp giữa tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam) và tỉnh Mundulkiri (Vương quốc Campuchia). Vừa qua, thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban Liên hợp phân giới cắm mốc của 2 nước, Đội phân giới cắm mốc số 7 (Campuchia) và Đội phân giới cắm mốc số 3 (Việt Nam) đã cùng nhau khảo sát xác định vị trí cột mốc. 
 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh phát biểu tại lễ khởi công

 
Trong thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và các lực lượng bảo vệ biên giới tỉnh Mundulkiri (Vương quốc Campuchia) cùng nhau bảo vệ đoạn biên giới dài 73 km. Công tác quản lý biên giới về cơ bản được duy trì theo đúng quy định của các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận liên quan giữa 2 nước. Công tác phân giới cắm mốc đã thống nhất xây dựng được 9/11 cột mốc, tương ứng với 5/7 vị trí đặt mốc. 
 

Các đại biểu gặp gỡ, chuyện trò thân mật tại buổi lễ

 
 

Các đại biểu thực hiện nghi thức động thổ công trình

 
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh khẳng định, việc khởi công xây dựng cột mốc biên giới số 41 và số 43 là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quyết tâm của lãnh đạo, nhân dân hai nước nói chung và 2 tỉnh Đắk Lắk và Mundunkiri nói riêng trong việc thúc đẩy và sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền giữa hai nước để cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển.
 
Quỳnh Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.