Multimedia Đọc Báo in

Ra mắt Chi hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn tỉnh

19:56, 29/05/2018
Chiều 29-5, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn (HTKPHQBM) Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Lễ ra mắt Chi hội HTKPHQBM tỉnh và trao hỗ trợ sinh kế cho 20 nạn nhân bom mìn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. 
 
Các đại biểu tham dự buổi lễ
Các đại biểu tham dự buổi lễ

Tham dự lễ ra mắt, về phía lãnh đạo Hội có Trung tướng Phạm Ngọc Khóa, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội HTKPHQBM Việt Nam; Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội HTKPHQBM Việt Nam. Về phía lãnh đạo tỉnh có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh; đại diện các sở, ban, ngành. 

Tại buổi lễ, Trung ương Hội HTKPHQBM Việt Nam đã công bố Quyết định thành lập và ra mắt Chi hội HTKPHQBM tỉnh do Đại tá Nguyễn Ngọc Ánh, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm Chi hội trưởng.
 

Ban chấp hành Chi hội HTKPHQBM tỉnh làm lễ ra mắt

 
Bên cạnh đó, Ban tổ chức chương trình cũng đã trao sinh kế hỗ trợ đợt 1 năm 2018 cho 20 nạn nhân chịu hậu quả bom mìn sau chiến tranh với tổng số tiền 200 triệu đồng; giao lưu văn nghệ; tuyên truyền tác hại của bom mìn và công tác khắc phục hậu quả bom mìn trên địa bàn cả nước.
 
Được biết, tỉnh Đắk Lắk hiện có 143/184 xã, phường, thị trấn với hơn 152 nghìn ha đất bị ô nhiễm bom mìn, nằm rải rác ở nhiều khu vực. Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh, lực lượng chức năng đã phát hiện tiêu hủy hơn 6.400 quả bom, mìn, vật liệu nổ. Cùng thời gian này đã xảy ra 3 vụ tai nạn bom mìn làm 3 người chết, 7 người bị thương, gây những tổn thất và hậu quả nặng nề cho các nạn nhân cùng gia đình...
 

Đại diện Ban tổ chức chương trình trao hỗ trợ sinh kế cho các bạn nhân bom mìn

 
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh đánh giá cao mục đích, ý nghĩa của việc thành lập Chi hội HTKPHQBM tỉnh và cho biết tỉnh sẽ luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để Chi hội hoạt động hiệu quả.
 
Quỳnh Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.