Multimedia Đọc Báo in

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc

08:46, 23/11/2020

Tròn 45 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ea H’leo luôn giữ vững tinh thần kiên trung nơi tuyến đầu Tổ quốc.

Khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt” dường như đã khắc sâu vào tâm khảm mỗi cán bộ, chiến sĩ nơi vùng biên nắng gió.

Thành lập vào tháng 10-1975, Đồn Biên phòng Ea H’leo là một trong những đơn vị có bề dày truyền thống trên tuyến biên giới Đắk Lắk. Những ngày đầu, người lính quân hàm xanh đối mặt với muôn vàn gian khó: Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, giao thông cách trở, khí hậu khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành... Đơn vị còn phải thường xuyên cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch ở biên giới, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới của tỉnh.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ea H'leo quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ea H'leo quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới.

Kiên trung giữa vùng biên nắng gió, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, Đồn Biên phòng Ea H’leo cũng luôn nêu cao ý chí kiên cường, bất khuất, kiên trì chịu đựng gian khổ, vượt qua mọi hy sinh, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

 

“Hơn ai hết, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ea H’leo thấm thía rằng, thành quả và trang sử vẻ vang lực lượng biên phòng có hôm nay được kết tinh bằng mồ hôi, xương máu, bằng khí phách anh hùng và ý chí quyết chiến, quyết thắng của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ nơi tuyến đầu của Tổ quốc”

 
Trung tá Lưu Minh Hưng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Ea H’leo.

Phát huy truyền thống, thế hệ cán bộ, chiến sĩ đơn vị ngày nay ra sức xây dựng doanh trại ngày càng chính quy, xanh – sạch – đẹp. Trên vùng đất cằn sỏi đá, các anh đã bền bỉ xây dựng, cải tạo nên những công trình xanh như “Vườn cây thanh long”, “Hoa viên đơn vị” cùng hàng trăm cây ăn trái, cây xanh các loại. Ngoài ra còn có khu tăng gia sản xuất với nhiều loại rau củ quả, hệ thống ao, chuồng cùng đàn vật nuôi hàng trăm con đang độ phát triển.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, là lực lượng tiên phong trên tuyến đầu, Đồn Biên phòng Ea H’leo thường xuyên duy trì các tổ, đội tuần tra, kiểm soát, mật phục, chốt chặn ở biên cương. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, các anh sẵn sàng “ăn lán, ngủ rừng” nhiều tháng liền, kiểm soát chặt chẽ lượng người, phương tiện vào ra khu vực biên giới. Nhờ bám nắm địa bàn sát sao, đơn vị đã kịp thời ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật, nhất là tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép. Hiện tình hình dịch bệnh đã tạm lắng, nhưng các chiến sĩ quân hàm xanh vẫn không một chút chủ quan, lơ là. Ngoài tổ chức cho các tổ, đội thường xuyên tuần tra, mật phục biên giới, đơn vị vẫn duy trì thường xuyên 2 tổ chốt nhằm kiểm soát người, phương tiện vào ra nhằm ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào biên giới.

Xây dựng cảnh quan môi trường ở Đồn Biên phòng Ea H'leo.
Xây dựng cảnh quan môi trường ở Đồn Biên phòng Ea H'leo.

Nắm chắc địa bàn quản lý, Đồn Biên phòng Ea H’leo không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ kép trong tình hình dịch bệnh phức tạp, mà còn tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội, hỗ trợ người dân vùng biên phát triển kinh tế - xã hội. Trên dải đất biên cương nắng gió, hình ảnh người lính biên phòng gắn liền với nhiều chương trình, hoạt động giúp dân như “Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản”, “Hũ gạo tình thương”, “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới”, “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Nâng bước em tới trường”…

Quỳnh Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.