Multimedia Đọc Báo in

Người khuyết tật được xét ĐH, CĐ hệ vừa học vừa làm

07:19, 11/04/2011

Bộ GD&ĐT vừa ban hành  thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH và CĐ hình thức vừa học vừa làm (VHVL), trong đó có điểm mới: Người khuyết tật, người nước ngoài được xét tuyển vào học ĐH, CĐ hệ VHVL.

d
Tranh tài môn cờ vua tại Hội thi thể thao học sinh khuyết tật toàn quốc lần thứ 3 được tổ chức ại Buôn Ma Thuột. Ảnh: H.T


Thông tư của Bộ GD&ĐT quy định: thí sinh là người khuyết tật không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày thì hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập ở cấp THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét quyết định cho vào học.

Thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ Việt Nam, hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường để xem xét quyết định cho vào học.

Điều kiện để được tuyển sinh hình thức VHVL với các trường mở lớp tại địa phương cũng được bổ sung, theo đó, các trường này phải có ít nhất 2 năm đào tạo chính quy ngành đó tại trường.

Hàng năm các trường có chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ hình thức VHVL chỉ tổ chức tuyển sinh 4 đợt vào các tháng: 3, 4, 10 và 11, mỗi đợt thi 4 ngày. Các trường tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng cao miền núi được ưu tiên giao chỉ tiêu VHVL, nhưng không được dùng chỉ tiêu này để liên kết tuyển sinh tại các vùng khác.   

Các trường không có điều kiện tự ra đề thi không được mời người tham gia biên soạn, phản biện đề thi với tư cách cá nhân, mà phải ký hợp đồng làm đề thi với trường khác.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 24-5-2011.

H.T (Nguồn: VTC News)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.