Multimedia Đọc Báo in

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ đổi mới công nghệ

08:26, 13/05/2011
Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng công nghệ là một nội dung cơ bản của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020. Chương trình vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, doanh nghiệp được hỗ trợ trong các lĩnh vực: ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm; xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến và lực lượng chuyên gia công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác, sử dụng phục vụ đổi mới công nghệ; hình thành các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất sản phẩm mới; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch và chế biến sản phẩm nông nghiệp; cải tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và cạnh tranh được với giống nhập khẩu; kết hợp chặt chẽ công nghệ tạo giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng và kiểm soát dịch bệnh ở quy mô lớn.
DN được hỗ trợ
Nguồn lực hỗ trợ sẽ giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất

Để tăng cường nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình này, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, sẽ hình thành và đưa vào hoạt động Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để tập trung đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm kiếm, hoàn thiện, đổi mới và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đổi mới công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để đầu tư đổi mới công nghệ.

Với những giải pháp này, Chương trình nhằm đạt mục tiêu: trong giai đoạn 2011-2020, số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm, trong đó có 5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đến năm 2020, có 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia làm chủ và tạo ra được công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm; 80% kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa được đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, đặc biệt là cho Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để thực hiện Chương trình.

 ( Nguồn: Chinhphu.vn)

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.