Multimedia Đọc Báo in

Sửa đổi một số nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên

08:21, 22/08/2011

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX). Cụ thể, người đăng ký dự tuyển phải cam kết trong đơn đăng ký dự tuyển về điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành đã được thông báo công khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các bản chụp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ liên quan khác nộp trong hồ sơ đăng ký dự tuyển; cam kết tình nguyện phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo (nếu có).

Ảnh: minh họa

Bản sao (không phải công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền) các văn bằng, chứng chỉ và bảng kết quả học tập phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển, giấy chứng nhận thuộc đối tượng được hưởng ưu tiên trong tuyển dụng (nếu có). Khi trúng tuyển, người đăng ký tuyển dụng phải mang bản chính đến cơ quan tuyển dụng để đối chiếu.

Bãi bỏ 1 khoản về hồ sơ dự tuyển với nội dung: “Bản cam kết của người dự tuyển về tính hợp pháp của các bản sao giấy tờ trong hồ sơ dự tuyển. Khi trúng tuyển thì mang bản chính đến cơ quan tuyển dụng để đối chiếu”.

Sửa đổi, bổ sung cuối cùng liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm trong tuyển dụng, cụ thể: Sau khi có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng của cơ quan có thẩm quyền, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp ký hợp đồng làm việc theo quy định và báo cáo danh sách tuyển dụng về cơ quan có thẩm quyền quản lý giáo viên để kiểm tra, theo dõi.

Về sửa đổi, bổ sung Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm liên quan đến các nội dung: Thủ tục giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các cơ sở giáo dục đại học và thủ tục đăng ký bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-10-2011.


Nguồn Giáo dục và Thời đại


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.