Multimedia Đọc Báo in

Quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015"

16:37, 08/05/2012

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 54/2012/TT-BTC Quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015".

Theo đó, kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm thực hiện Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015" thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và được bố trí trong dự toán của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện Đề án cho các tỉnh miền núi khó khăn hàng năm phải nhận trợ cấp cân đối từ ngân sách Trung ương.

1
Cán bộ Trung tâm dạy nghề huyện Krông Ana kiểm tra mô hình trồng nấm rơm của người dân ở xã Bình Hòa (huyện Krông Ana). Ảnh minh họa: N.X

Các hoạt động hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm được Nhà nước đảm bảo ngân sách theo thông tư gồm:

1.Hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về học nghề và việc làm; về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với dạy nghề và việc làm cho phụ nữ.

2.Hoạt động nghiên cứu, giám sát, đánh giá việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước về học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ.

3.Xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề đặc thù cho lao động nữ.

4.Hoạt động hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm.

5.Hoạt động phát triển và nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề thuộc Hội LHPN Việt Nam.

6.Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Đề án.

Thông tư cũng quy định trách nhiệm của Hội LHPN Việt Nam trong việc hướng dẫn triển khai và tổng hợp dự toán thực hiện Đề án hàng năm.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-6-2012.

N.X (tổng hợp)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.