Multimedia Đọc Báo in

Ban hành Quy chế phối hợp trong công tác chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ

10:42, 30/12/2013

UBND tỉnh vừa ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ, giải tỏa và chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường bộ trên địa bàn tỉnh.

d
Các trường hợp vi phạm lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ sẽ bị xử phạt. (Ảnh: minh họa)

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở GTVT chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, các đơn vị quản lý đường bộ có liên quan, Ban ATGT các cấp để thực hiện việc lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ; tổng hợp kinh phí giải tỏa hành lang ATGT đường bộ để tham mưu cho UBND tỉnh đối với tỉnh lộ và tham mưu cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với quốc lộ; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý và đề nghị xử lý vi phạm trong việc quản lý, bảo vệ hành lang ATGT đường bộ của các đơn vị quản lý đường bộ và chính quyền địa phương các cấp; hướng dẫn cắm mốc lộ giới theo quy định. Sở Tài nguyên môi trường phối hợp với các sở, ngành liên quan xử lý các trường hợp sử dụng đất trong hành lang ATGT đường bộ. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện rà soát việc lập và thực hiện quy hoạch xây dựng các khu chức năng khác dọc theo các tỉnh lộ, quốc lộ. Công an tỉnh chỉ đạo công an cấp huyện bố trí lực lượng tham gia tổ công tác liên ngành cấp huyện, tổ cưỡng chế ở địa phương trong việc cưỡng chế, giải tỏa các công trình vi phạm hành lang ATGT đường bộ. UBND cấp huyện tổ chức lực lượng cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong phạm vi hành lang ATGT đường bộ. Các đơn vị quản lý đường bộ thường xuyên kiểm tra, quản lý, bảo vệ và kịp thời thực hiện giải tỏa hành lang ATGT đường bộ, đề xuất xóa bỏ các vị trí đấu nối không phù hợp ở các quốc lộ, tỉnh lộ…

Hoàng Tuyết
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.