Multimedia Đọc Báo in

Thời gian giải quyết hồ sơ cấp giấy phép quy hoạch không quá 45 ngày

10:39, 30/12/2013

UBND tỉnh vừa có Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND về việc quy định cấp giấy phép quy hoạch (GPQH) trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, thời gian giải quyết hồ sơ cấp GPQH không quá 45 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; các sở, ngành liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan thẩm định GPQH trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan thẩm định; đối với dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tại khu vực đô thị chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc thiết kế đô thị (trừ nhà ở riêng lẻ) và dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt, nhưng cần điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị đối với một lô đất thì UBND các phường, thị xã, thị trấn có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư có liên quan và có văn bản tổng hợp ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư gửi cho cơ quan thẩm định trong thời hạn là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan thẩm định. Thời hạn của GPQH đối với dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tối đa không quá 24 tháng, kể từ khi cấp GPQH đến khi phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500; đối với dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tối đa không quá 12 tháng, kể từ ngày được cấp GPQH đến khi phê duyệt dự án đầu tư.

GPQH sẽ bị thu hồi trong các trường hợp: chủ đầu tư triển khai thực hiện không đúng với nội dung GPQH đã được cấp hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành; GPQH đã quá thời hạn mà chủ đầu tư không triển khai thực hiện.

Mức thu lệ phí cấp GPQH là 2 triệu đồng/giấy phép.


Hoàng Tuyết
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.