Multimedia Đọc Báo in

Quy định về mức trích kinh phí để tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

10:57, 14/01/2013

UBND tỉnh vừa có Quyết định số 01/2013-UBND, ngày 8-1-2013 quy định về nguồn, mức trích kinh phí, nội dung chi và mức chi để tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

a
Ổn định đời sống cho người dân ở khu tái định cư là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền địa phương và các chủ dự án

Quy định này áp dụng cho các đối tượng: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện; Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh, huyện, thị xã, thành phố được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (gọi tắt là Tổ chức được giao thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư). Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được trích theo tỷ lệ (%) trên tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, tiểu dự án. Cụ thể: dự án, tiểu dự án có kinh phí bồi thường, hỗ trợ từ 50 tỷ đồng trở xuống sẽ được trích 2%; dự án, tiểu dự án có kinh phí bồi thường, hỗ trợ từ trên 50 tỷ trở lên sẽ có  2 mức trích kinh phí, mức 1: đến 50 tỷ đồng sẽ được trích 2%, mức 2: từ trên 50 tỷ đồng trở lên được trích 1% còn lại. Riêng các dự án, tiểu dự án thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định; dự án, tiểu dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến thì Tổ chức được giao thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được lập dự toán theo khối lượng công việc thực tế, nhưng không quá 50% trên tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, tiểu dự án đó.

Các nội dung chi bao gồm: chi tuyên truyền; chi kiểm kê, đánh giá đất, tài sản bị thiệt hại; chi hỗ trợ các cán bộ ở các xã, phường, thị trấn, thôn, buôn trực tiếp tham gia công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư…

Hoàng Tuyết
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.