Multimedia Đọc Báo in

Nhiều ưu tiên khi học chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y, Giải phẫu bệnh

16:11, 19/02/2013

Đề án "Khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y và Giải phẫu bệnh giai đoạn 2013 - 2020" đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phê duyệt với mục tiêu đến năm 2020 số lượng đào tạo nhân lực y tế các chuyên ngành thuộc Đề án ước tính 2.500 người.

Chăm sóc bệnh nhân lao tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Dak Lak.
Chăm sóc bệnh nhân lao tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Dak Lak.

Đề án cũng đặt mục tiêu 90 - 100% bệnh viện, viện tuyến trung ương và các cơ sở đào tạo, 70 - 90% bệnh viện, viện tuyến tỉnh và các cơ sở đào tạo có đủ nhân lực các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y, Giải phẫu bệnh; 50 - 70% bệnh viện tuyến huyện có đủ nhân lực các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần.
Để thực hiện mục tiêu trên, một trong các giải pháp của Đề án là ưu tiên điểm thi tuyển và duy trì chế độ đào tạo liên thông đối với các sinh viên theo học các chuyên ngành nêu trên; ưu tiên thi tuyển và những điều kiện tuyển sinh đối với những học viên thi vào nội trú, chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, thạc sĩ, tiến sĩ. Đồng thời miễn, giảm học phí đối với tất cả các loại hình đào tạo cho các sinh viên, học viên theo học các chuyên ngành trên. Ưu tiên đầu tư, nâng cấp các phòng thí nghiệm, thực hành tiền lâm sàng và cơ sở đào tạo lâm sàng, tạo điều kiện cho người học có cơ hội tiếp cận những kỹ thuật, công nghệ mới. Ưu tiên đầu tư, xây dựng các chương trình đào tạo và biên soạn tài liệu giảng dạy các chuyên ngành ở các trình độ và loại hình đào tạo, bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu đào tạo các chuyên ngành thời kỳ hội nhập và phát triển.

Đề án cũng đưa ra giải pháp nhằm bảo đảm nhân lực y tế các chuyên ngành thuộc Đề án làm việc có hiệu quả, lâu dài và bền vững tại các cơ sở y tế trong cả nước.

K.O (nguồn chinhphu.vn)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.