Multimedia Đọc Báo in

Trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số

11:03, 17/02/2013

Theo chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 – 2020, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15-2-2013, các đối tượng thụ hưởng được miễn phí tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng.

Theo đó, địa bàn áp dụng chính sách là: các xã nghèo không thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 61 huyện nghèo; thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi không thuộc các xã nghèo quy định nêu trên.

Ngoài các hoạt động miễn phí tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, các đối tượng còn được thụ hưởng các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn; thông tin, truyền thông, phổ biến các chế độ, chính sách, quy định pháp luật và các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững...

Quyết định quy định định mức tài chính hỗ trợ các hoạt động để thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý như: hỗ trợ tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã nghèo; thôn, bản đặc biệt khó khăn là 8 triệu đồng/xã/năm; 3 triệu đồng/thôn, bản/năm.

Hỗ trợ 6 triệu đồng/xã/năm; 2 triệu đồng/thôn, bản/năm để thành lập, củng cố và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo; thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, hỗ trợ chi phí cho các hoạt động thông tin tuyên tuyền, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; hỗ trợ học phí bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo.

N.X (nguồn chinhphu.vn)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.