Multimedia Đọc Báo in

9 lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi

11:41, 27/04/2013

Theo Nghị định về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ vừa được Chính phủ ban hành, có 9 lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi.
Đó là: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại, bao gồm hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển và đường thủy nội bộ); hạ tầng đô thị (giao thông đô thị, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị, hạ tầng cấp điện đô thị); hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; hạ tầng năng lượng (ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới);

Hạ tầng thủy lợi, một trong những lĩnh vực được ưu tiên
Xây dựng hạ tầng thủy lợi, một trong những lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi (ảnh minh họa)

. Phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề, an sinh xã hội, giảm nghèo, dân số và phát triển. Phát triển khoa học và công nghệ cao, công nghệ nguồn và phát triển khoa học công nghệ trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm, kinh tế tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nông nghiệp và nông thôn, bao gồm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Tăng cường năng lực thể chế và cải cách hành chính. Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Hỗ trợ thúc đẩy thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng, du lịch và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Một số lĩnh vực ưu tiên khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 6-6-2013.

Theo Chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.