Multimedia Đọc Báo in

Mở cửa ô tô gây chết người có thể bị phạt tù đến 5 năm

11:01, 02/04/2013

Điều 202 Bộ luật Hình sự quy định, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sẽ bị xử lý về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi: Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.

Các quy định về an toàn giao thông đường bộ là những quy định được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ như: Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Theo điểm G khoản 2, Điều 8 Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thì hành vi "mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn" là một trong những hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của nghị định này.

Như vậy, đối chiếu với các quy định nói trên, trường hợp người điều khiển xe ô tô mở cửa xe mà không quan sát kỹ dẫn đến hậu quả chết người có thể được coi là đã thực hiện hành vi "mở cửa xe không bảo đảm an toàn" - hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả là gây thiệt hại cho tính mạng của người khác. Do đó, người thực hiện hành vi nói trên sẽ phải chịu trách nhiệm về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự.

Tùy theo mức độ vi phạm, người phạm tội có thể phải chịu một trong các hình phạt: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.