Multimedia Đọc Báo in

Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”

16:46, 28/05/2013

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 56/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.

Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn về đối tượng, chế độ ưu đãi, hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”. Theo đó, những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp: có 2 con trở lên là liệt sỹ; chỉ có hai con mà một con là liệt sỹ và một con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; chỉ có một con mà người con đó là liệt sỹ; có một con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ; có một con là liệt sỹ và bản thân là thương binh, suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sẽ được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.

Thời gian xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” hằng năm được tiến hành 3 đợt vào các dịp: Ngày Giải phóng miền Nam 30-4; ngày Quốc khánh 2-9 và Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12. Chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng được thực hiện theo Khoản 1, Điều 3 Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20-10-2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nghị định số 176/1994/NĐ-CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ về việc thi hành Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Aanh hùng” và các quy định pháp luật trái với quy định tại Nghị định này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-7-2013 khi Nghị định số 56/2013/NĐ-CP có hiệu lực.

N.X (nguồn TTXVN)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.