Multimedia Đọc Báo in

Thủ tục đổi họ, thay tên

08:37, 18/08/2013

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì việc thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh chỉ có thể thực hiện được khi cá nhân có yêu cầu thay đổi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

Điều 27 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về các trường hợp cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên bao gồm các trường hợp sau đây: Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại; thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính; các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Căn cứ Điều 37 Nghị định 158/2005/NĐ-CP thì UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ tên cho người dưới 14 tuổi; UBND cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó, đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ tên cho người từ đủ 14 tuổi trở lên.

Điều 38 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký thay đổi họ tên như sau: Người yêu cầu thay đổi họ tên phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi họ tên và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ tên.


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.