Multimedia Đọc Báo in

Lồng ghép nguồn vốn thực hiện hỗ trợ giảm nghèo

13:51, 24/02/2014
Liên Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo.

Theo đó, việc lồng ghép vốn được thực hiện theo nguyên tắc lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện một hoặc nhiều chương trình, dự án, chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi. Việc thực hiện lồng ghép các nguồn vốn được thể hiện cụ thể, xác định thứ tự ưu tiên trong dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tư phát triển hằng năm của huyện, tỉnh phù hợp với Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo được phê duyệt.

Trong quá trình thực hiện lồng ghép các nguồn vốn phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi mục tiêu, tổng mức vốn đầu tư phát triển, tổng mức kinh phí sự nghiệp được giao. Đối với các chế độ, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến con người, hộ gia đình phải đảm bảo đủ kinh phí, thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và không được sử dụng nguồn kinh phí này để thực hiện cho các mục tiêu, nhiệm vụ khác.

Thông tư cũng nêu rõ về chính sách cho vay ưu đãi lãi suất, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại Nhà nước cho hộ nghèo để trồng rừng sản xuất.

Hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa 5 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua giống gia súc (trâu, bò, dê) hoặc giống gia cầm chăn nuôi tập trung hoặc giống thủy sản.

Cơ sở chế biến nông lâm thủy sản đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại Nhà nước. Người lao động thuộc các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay vốn với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.

Bên cạnh đó, hỗ trợ hộ nghèo ở thôn bản, vùng giáp biên giới 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực.

Hỗ trợ mỗi huyện nghèo 100 triệu đồng/năm để xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhất là nông, lâm, thủy đặc sản của địa phương; thông tin thị trường cho nông dân…

Các quy định này được thực hiện từ 28-3-2014.


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.