Multimedia Đọc Báo in

Quy định về kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật

15:31, 21/02/2014
Liên Bộ Tài chính - Tư pháp vừa ban hành Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

Thông tư quy định rõ mức chi đối với một số khoản chi có tính chất đặc thù. Cụ thể: Mức chi tối đa cho các hoạt động xây dựng Chương trình, Đề án, Kế hoạch; các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn Chương trình, Đề án, Kế hoạch dao động từ 100.000 đồng đến 3 triệu đồng; chi cho việc biên soạn một số tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù trong khoảng 300.000 đồng đến 1 triệu đồng; tổ chức cuộc thi, hội thi có mức chi tối đa 10 triệu đồng cho việc thuê hội trường và thiết bị phục vụ sân khấu...

Việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc: Kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và được bố trí trong dự toán của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức đoàn thể ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp.

Ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để triển khai thực hiện một số hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trọng tâm, trọng điểm.

Kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước do ngân sách Nhà nước bảo đảm và huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14-3-2014.


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.